MỖI CLICK VÀO QUẢNG CÁO SẼ GIÚP CHÚNG TÔI PHỤC VỤ CÁC BẠN TỐT HƠN

Đề kiểm tra ngữ văn 6 cuối kì 2 có ma trận, đặc tả

KIỂM TRA CUỐI KÌ II NĂM HỌC 2022 – 2023

Môn: Ngữ văn – Lớp 6

I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA

Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn năng lực, phẩm chất trong chương trình của học kì 1 (từ tuần 19 – tuần 31), môn Ngữ văn lớp 6 bộ theo các nội dung: Văn nghị luận; Viết bài văn kể lại một trải nghiệm của bản thân.

Đề Văn 6 cuối kì II có đặc tả

II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA

          Kiểm tra theo hình thức kết hợp trắc nghiệm 60%, tự luận 40%.

III. THIẾT LẬP MA TRẬN, ĐẶC TẢ

1. Khung ma trận đề kiểm tra cuối kì II

TT

Kĩ năng

Đơn vị kiến thức / kĩ năng

Mức độ nhận thức

Tổng % điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

1

Đọc hiểu

Văn nghị luận

3 câu

 

5 câu

1 câu

 

1 câu

0

0

60%

2

Viết

Viết bài văn kể lại một trải nghiệm của bản thân

0

1* câu

0

1* câu

0

1* câu

0

1* câu

40%

Tổng

15%

5%

25%

15%

0%

30%

0

10%

100%

Tỉ lệ %

20%

40%

30%

10%

 

Tỉ lệ chung

60%

40%

 

2. Bản đặc tả đề kiểm tra

TT

Kĩ năng

Đơn vị kiến thức / kĩ năng

Mức độ nhận thức

Số câu hỏi

theo mức độ nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

1

Đọc hiểu

Văn bản nghị luận

Nhận biết:

- Nhận biết được các ý kiến, lí lẽ, bằng chứng trong văn bản.

- Nhận biết được đặc điểm nổi bật của văn bản nghị luận.

 - Nhạn biết được tác dụng của lựa chọn cấu trác câu đối với việc thể hiện nghĩa của văn bản.

 Thông hiểu:

- Chỉ ra được mối liên hệ giữa các ý kiến, lí lẽ, bằng chứng.

- Xác định được nghĩa yếu tố Hán Việt thông dụng

Vận dụng:

- Thể hiện được sự đồng tình / không đồng tình/ đồng tình một phần với những vấn đề được đặt ra trong văn bản.

3TN

 

5TN

+1TL

 

1TL

 

 

2

Viết

Viết

Nhận biết:

Thông hiểu:

Vận dụng:

Vận dụng cao: Viết được bài văn kể lại một trải nghiệm của bản thân; sử dụng ngôi kể thứ nhất để chia sẻ trải nghiệm và thể hiện cảm xúc trước sự việc được kể.

1TL*

1TL*

1TL*

1TL*

Tổng số câu hỏi

 

3

6

1

1

Tỉ lệ %

 

20%

40%

30%

10%

Tỉ lệ chung

 

60%

40%

3. Đề kiểm tra


KIỂM TRA CUỐI KÌ II NĂM HỌC 2022 – 2023

Môn: Ngữ văn – Lớp 6

Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian phát đề)

Đề gồm có 02 trang

 PHẦN I – PHẦN ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)

Đọc văn bản và thực hiện yêu cầu nêu bên dưới :

CẦN TẠO RA THÓI QUEN TỐT TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI

Có thói quen tốt và thói quen xấu. Luôn dậy sớm, luôn đúng hẹn, giữ lời hứa, luôn đọc sách, là thói quen tốt.

Hút thuốc lá, hay cáu giận, mất trật tự là thói quen xấu. Có người biết phân biệt tốt và xấu, nhưng vì đã thành thói quen nên rất khó bỏ, khó sửa. Chẳng hạn vì thói quen hút thuốc lá, nên cũng có thói quen gạt tàn bừa bãi ra nhà, cả trong phòng khách lịch sự, sạch bong. Người biết lịch sự thì còn sửa một chút bằng cách xin chủ nhà cho mượn cái gạt tàn. 

Một thói quen xấu ta thường gặp hằng ngày, ở bất cứ đâu là thói quen vứt rác bừa bãi. Ăn chuối xong cứ tiện tay là vứt toẹt ngay cái vỏ ra cửa, ra đường… Thói quen này thành tệ nạn… Một xóm nhỏ, con mương sau nhà thành con sông rác… Những nơi khuất, nơi công cộng, lâu ngày rác cứ ùn lên, khiến nhiều khu dân cư phải chịu hậu quả mất vệ sinh nặng nề.

Tệ hại hơn có người có cái cốc vỡ, cái chai vỡ cũng tiện tay ném ra đường. Vì thế trẻ em, cụ già giẫm phải, chảy máu chân rất nguy hiểm.

Tạo được thói quen tốt là rất khó. Nhưng nhiễm thói quen xấu thì dễ. Cho nên mỗi người, mỗi gia đình hãy tự xem lại mình để tạo ra nếp sống đẹp, văn minh cho xã hội?

 (Ngữ văn 7, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2014, tr.9-10)

Chọn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất từ câu 1 đến câu 8 (mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm)

Câu 1: Văn bản trên thuộc thể loại nào?

      A. Văn bản văn học.                             B. Văn bản hành chính.                                 

      C. Văn bản thông tin.                            D. Văn bản nghị luận.

Câu 2: Dòng nào sau đây là lý lẽ của văn bản?

          A. Có thói quen tốt và thói quen xấu.

          B. Hút thuốc lá, hay cáu giận, mất trật tự là thói quen xấu.

          C. Một xóm nhỏ, con mương sau nhà thành con sông rác…

          D. Vì thế trẻ em, cụ già giẫm phải, chảy máu chân rất nguy hiểm.

Câu 3: "Tệ hại hơn có người có cái cốc vỡ, cái chai vỡ cũng tiện tay ném ra đường. Vì thế trẻ em, cụ già giẫm phải, chảy máu chân rất nguy hiểm." thể hiện thái độ gì của tác giả?

        A. Đồng tình, lo lắng ;                           B. Phản đối, tức giận;

        C. Không đồng tình;                              D. Thông cảm, chia sẻ.

Câu 4: Dòng nào sau đây nêu đúng lời đề nghị của tác giả bài viết với bạn đọc?

        A. Loại bỏ thói quen xấu của mỗi người, mỗi gia đình ra khỏi đời sống ;

        B. Mỗi người, mỗi gia đình tự xem xét để xây dựng nếp sống đẹp, văn minh;

        C. Mỗi người rèn thói quen tốt để tạo nếp sống đẹp, văn minh cho xã hội;

        D. Phân biệt thói quen tốt và thói quen xấu trong đời sống xã hội ngày nay.

Câu 5: Tác giả đã sử dụng cách nào để trình bày vấn đề trong văn bản?

          A. Phân tích tác hại của thói quen xấu để nhắc nhở mọi người tạo ra nếp sống văn minh.

          B. Phân biệt thói quen tốt và thói quen xấu để khuyên nhủ mọi người cần có lối sống đẹp.

          C. Ca ngợi thói quen tốt và lên án thói quen xấu để nhắc mọi người tạo ra nếp sống đẹp.

          D. Phản đối thói quen vứt rác bừa bãi đã trở thành tật khó bỏ, tệ nạn của xã hội hiện đại.

Câu 6: Nhan đề bài viết có ý nghĩa gì ?

          A. Nêu ra vấn đề người viết cần bàn.      

          B. Vừa nêu ý kiến vừa dùng làm lý lẽ.

          C. Nêu vấn đề và ý kiến của người viết.

          D. Nêu ý kiến và thái độ của người viết.

Câu 7 : Nếu câu « Hút thuốc lá, hay cáu giận, mất trật tự là thói quen xấu. » được viết lại thành "Thói quen xấu là hút thuốc lá, hay cáu giận, mất trật tự" thì ý nghĩa câu thay đổi như thế nào ?

          A. Từ câu có tính nhấn mạnh chuyển sang câu không có tính nhấn mạnh.

          B. Từ việc nêu cụ thể đối tượng cần nói đến chuyển sang nhấn mạnh đối tượng.

          C. Từ việc nhấn mạnh ý chuyển sang việc nêu cụ thể đối tượng cần nói đến.

          D. Từ việc liệt kê đầy đủ các đối tượng sang nhấn mạnh các đối tượng.

Câu 8: Từ "hậu quả" trong câu " Những nơi khuất, nơi công cộng, lâu ngày rác cứ ùn lên, khiến nhiều khu dân cư phải chịu hậu quả mất vệ sinh nặng nề. " được hiểu như thế nào?

          A. Kết quả xấu về sau                            B. Kết quả xấu cuối cùng

          C. Kết quả lâu dài về sau                       D. Kết quả không mong muốn

Câu 9 (1,0 điểm): Em có đồng ý rằng Tạo được thói quen tốt là rất khó. Nhưng nhiễm thói quen xấu thì dễ không? Vì sao?

Câu 10 (1,0 điểm): Nếu chọn loại bỏ 1 thói quen xấu của bản thân, em sẽ chọn thói quen nào? Em sẽ làm cách gì để xóa bỏ dần thói quen ấy?

PHẦN II – PHẦN VIẾT : (4,0 điểm)

Có trải nghiệm giúp em mở rộng tầm hiểu biết, lại có trải nghiệm làm cho em hạnh phúc hay thú vị, bất ngờ. Em hãy viết bài văn kể lại một trong những trải nghiệm như thế.

-----------------Hết--------------

HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA CUỐI KÌ II

NĂM HỌC 2022 – 2023

MÔN : Ngữ Văn – Lớp 6

 

Phần

ĐÁP ÁN

Điểm

I. Đọc

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Câu 7

Câu 8

D

A

B

B

A

C

C

A

Mỗi câu trả lời đúng: (0,5đ)

4,0 đ

 

Câu 9: Hs nêu quan điểm khác nhau nhưng cần lý giải phù hợp.

- Bày tỏ quan điểm rõ ràng : 0,5 đ

- Lí giải ý kiến hợp lí: 0,5 đ

 

1,0 đ

Câu 10 : Hs lựa chọn và có giải pháp phù hợp

- Thói quen xấu cần bỏ phù hợp: 0,5 đ

- Cách làm phù hợp: 0,5 đ

1,0 đ

II. Viết

 

 

 

Làm văn: Đây là dạng câu hỏi kiểm tra kiến thức và kĩ năng hình thành văn bản nên học sinh cần đảm bảo yêu cầu về hình thức bài văn; bố cục, kết cấu và diễn biến câu chuyện hợp lí, logic; đảm bảo các yêu cầu về diễn đạt, dùng từ, chính tả; biết kết hợp giữa ngôn ngữ kể chuyện và sử dụng các yếu tố miêu tả một cách có hiệu quả; …

 

 

4,0 đ

 

a) Đảm bảo yêu cầu về hình thức bài văn: Mở bài giới thiệu chung về câu chuyện được kể, Thân bài kể lại nội dung câu chuyện, Kết bài khái quát ý nghĩa, bài học từ câu chuyện.

0,25đ

b) Xác định đúng yêu cầu đề: kể lại một trải nghiệm giúp mở rộng hiểu biết hay đem lại hạnh phúc, thú vị, bất ngờ

0,5 đ

c) Triển khai nội dung câu chuyện: Học sinh có thể làm theo nhiều cách khác nhau nhưng phải đảm bảo yêu cầu về kiến thức và kĩ năng làm văn tự sự với các ý chính cơ bản sau:

- Mở bài: Giới thiệu trải nghiệm của em.

- Thân bài:

+ Trình bày hoàn cảnh diễn ra (khi nào? ở đâu? với ai?)

+ Trình bày các sự việc theo trình tự hợp lí, rõ ràng.

+ Kết hợp kể và miêu tả các chi tiết, sự việc.

+ Thể hiện cảm xúc của người viết đối với các sự việc (theo cảm xúc đã nêu ở mở bài)

- Kết bài: Nêu ý nghĩa của trải nghiệm đối với bản thân.

 

 

 

 

 

 

 

 

2,5

d) Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt.

0,25đ

e) Sáng tạo: có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về ý nghĩa, tác dụng của câu chuyện.

0,5 đ

* Lưu ý: Trên đây chỉ là những gợi ý mang tính định hướng chung. Giáo viên căn cứ vào những bài làm cụ thể của học sinh, linh hoạt chấm điểm cho phù hợp, khuyến khích những bài làm có tính sáng tạo.

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn

Liên kết

Quảng cáo