MỖI CLICK VÀO QUẢNG CÁO SẼ GIÚP CHÚNG TÔI PHỤC VỤ CÁC BẠN TỐT HƠN

Bài tập cuối khóa module 7 THCS

[Bài thu hoạch cuối Module 7 THCS] Một số tình thành hiện nay đã tổ chức tập huấn module 7 cho giáo viên. Blog Tư liệu giáo dục chia sẻ cùng thầy cô Bài thu hoạch cuối Mô đun 7 THCS nhằm giúp thầy cô có nguồn tham khảo để sản phẩm Bài tập cuối khóa Module 7 THCS của thầy cô được tốt hơn.

XEM THÊM:

Bài tập cuối khóa module 7 THCS

KẾ HOẠCH CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG LỚP HỌC AN TOÀN, LÀNH MẠNH, THÂN THIỆN VÀ TRIỂN KHAI BỘ QUY TẮC ỨNG XỬ, KẾ HOẠCH PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG

NĂM HỌC: 2022-2023

Họ và tên GV:

Lớp chủ nhiệm:

I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH

1. Khái quát tình hình chung của lớp

* Tổng số HS: 42

* Đặc điểm chung của các HS trong lớp:

- Phần lớn các em đều ngoan ngoãn lễ phép.

- Được sự quan tâm của phụ huynh học sinh và hội cha mẹ học sinh. Đa số CMHS thường xuyên trao đổi với GVCN để nắm bắt tình hình học tập của con em mình.

- Một số em có ý thức học tập và xây dựng tập thể.

- Đội ngũ tự quản của lớp chủ động, biết sắp xếp và hoàn thành công việc đúng hạn và có hiệu quả.

- Cân bằng giới tính: 18 nữ - 17 nam.

* Đặc điểm riêng của một số HS cần được lưu ý đặc biệt:

- Phần lớn học sinh là các xã ở ngoài, địa bàn ở xa nên ảnh hưởng đến việc đi lại của học sinh.

- Một số CMHS chưa thường xuyên nắm bắt tình hình học tập của các em học sinh.

- Chất lượng học sinh chưa đồng đều, một số học sinh tiếp thu bài chậm, chư tập trung, hay quên.

- Một số học sinh còn mải chơi, chưa tập trung học tập

* Một số nguy cơ mất an toàn trong cộng đồng HS trong lớp:

- Nguy cơ tiềm ẩn từ môi trường học tập

- Nguy cơ tiềm ẩn từ người lớn xung quanh

- Nhà trường gần các đường giao thông

- Học sinh ở xa nhà

2. Thuận lợi và khó khăn trong công tác xây dựng trường học an toàn

2.1. Thuận lợi xây dựng lớp học an toàn, lành mạnh, thân thiện và triển khai bộ quy tắc ứng xử; triển khai kế hoạch phòng, chống bạo lực học đường.

- Ban giám hiệu rất quan tâm đến vấn đề an toàn học đường.

- Có sự hỗ trợ của công an Huyện trong công tác tuyên truyền phòng tránh bạo lực học đường, an toàn giao thông…

- Hội cha mẹ phụ huynh học sinh quan tâm đến con cái.

2.2. Khó khăn xây dựng lớp học an toàn, lành mạnh, thân thiện và triển khai bộ quy tắc ứng xử; triển khai kế hoạch phòng, chống bạo lực học đường.

- Mạng xã hội phát triển, giáo viên khó kiểm soát việc sử dụng của học sinh.

- Học sinh trong độ tuổi thích thể hiện, khẳng định.

2.3. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế trong việc xây dựng lớp học an toàn, lành mạnh, thân thiện và triển khai bộ quy tắc ứng xử; triển khai kế hoạch phòng, chống bạo lực học đường.

-  Công tác tuyên truyền các văn bản pháp luật đến học sinh  và phụ huynh còn chưa nhiều và chủ yếu lồng ghép vào các nội dung như chào cờ, hoạt động giữa giờ, ngoài giờ lên lớp...

-Một số phụ huynh cuộc sống còn khó khăn không đủ điều kiên quan tâm đến con cái; việc tuyên truyền các văn bản và quy chế đến phụ huynh còn khó khăn.

- Một số học sinh do đặc tính lứa tuổi nên các em còn hiếu động, cá tính, thích thể hiện bản thân.

II. NHIỆM VỤ XÂY DỰNG LỚP HỌC AN TOÀN, LÀNH MẠNH, THÂN THIỆN VÀ TRIỂN KHAI BỘ QUY TẮC ỨNG XỬ, KẾ HOẠCH PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG

Nhiệm vụ

Cách thức thực hiện

Lưu ý

Dự báo mức độ các nguy cơ mất an toàn, bạo lực học đường

Quan sát

Điều tra

Khảo sát

 

Đánh giá nguy cơ mất an toàn và bạo lực học đường trong lớp học

Đánh giá

Phân tích tình hình thực tiễn

Trò chuyện và tìm hiểu HS

 

Xây dựng giải pháp khắc phục các nguy cơ mất an toàn và bạo lực học đường

Nghiên cứu lí thuyết

Nghiên cứu thực tiễn

Sinh hoạt chuyên môn và trao đổi với đồng nghiệp

Phối hợp với cha mẹ HS và các tổ chức đoàn thể để có giải pháp hợp lí.

Nhận diện các tình huống mất an toàn và bạo lực học đường

Nghiên cứu trường hợp

Phân hóa và cá biệt hóa HS

 

Lựa chọn giải pháp giải quyết phù hợp

Nghiên cứu trường hợp

Phân hóa và cá nhân hóa HS

 

Hỗ trợ HS khi gặp các tình huống mất an toàn và bạo lực học đường.

Tư vấn và hỗ trợ HS

Tạo môi trường hoạt động và học tập phù hợp.

Cần chú ý tới bảo mật và riêng tư cho các vấn đề HS gặp phải.

Xây dựng nội quy và các hướng dẫn an toàn cho lớp học

Tổ chức cho HS thảo luận nhóm, cả lớp.

Phối hợp với cha mẹ và tổ chức Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh và Sao Nhi đồng.

 

 

III. KẾ HOẠCH CỤ THỂ

Kế hoạch tháng trong việc xây dựng lớp học an toàn, lành mạnh, thân thiện và triển khai bộ quy tắc ứng xử; triển khai kế hoạch phòng, chống bạo lực học đường.

Thời gian

Nội dung

Biện pháp

Rút kinh nghiệm và điều chỉnh

Tháng

9, 10/2022

Hướng dẫn xây dựng “Nội quy lớp học và thực hiện lớp học an toàn”.

-Tổ chức cho HS thảo luận nhóm, cả lớp.

- Lập danh sách hs kí cam kết nói không với BLHĐ.

- Tăng cường công tác kiểm tra của TPT Đội, GVCN

- Phòng ngừa HS mang đồ chơi có tính kích động.

- Phối hợp với PH việc chuyên cần của HS

 

- SPĐG: Ý thức, thái độ thực hiện nội quy của HS

- PPĐG: Quan sát

-CCĐG 1: Phiếu quan sát

- Người đánh giá: GV+ HS

 

11, 12/2022

Phát động “Hội thi diễn kịch theo chủ đề phòng chống BLHĐ”

- Tổ chức các tổ thi đua với nhau

- SPĐG: Cách xử lí tình huống.

- PPĐG: Quan sát

- CCĐG 2: Thang đo

Người đánh giá: GV, GV Âm nhạc, TPT.

 

1, 2/2023

Phát động “Hội thi Rung chuông vàng theo chủ đề phòng chống BLHĐ”

-Phối hợp với GVCN và GV môn, TPT.

-  SPĐG: Câu trả lời của HS.

- PPĐG: Vấn đáp

-CCĐG 3: Hệ thống câu hỏi và đáp án.

Người đánh giá: GV

 

3, 4/2023

Tổ chức thi văn nghệ theo chủ đề phòng chống BLHĐ”

- Tổ chức các tổ thi đua với nhau

- Phối hợp TPT Đội

- Sản phẩm của HS; Phải rút ra ý nghĩa của việc sống lành mạnh


Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn

Liên kết

Quảng cáo