MỖI CLICK VÀO QUẢNG CÁO SẼ GIÚP CHÚNG TÔI PHỤC VỤ CÁC BẠN TỐT HƠN

Tổng hợp ngữ pháp Tiếng Việt lớp 9

Để giúp các em học sinh lớp 9 có thể học tốt phần Tổng kết ngữ pháp tiếng Việt, Blog tư liệu ngữ văn đã tổng hợp sẵn phần lý thuyết và có một số ví dụ. Bảng Tổng kết ngữ pháp tiếng Việt lớp 9 tập hợp đầy đủ nội dung theo yêu cầu của SGK.

Tổng hợp ngữ pháp tiếng Việt 9

I. CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI

Tên phương châm

Khái niệm

Ví dụ

Phương châm về lượng

Khi giao tiếp, cần nói cho có nội dung. Nội dung lời nói phải đúng như yêu cầu của giao tiếp, không thiếu, không thừa.

Việt Nam có nhiều danh lam thắng cảnh đẹp. (Vi phạm phương châm về lượng, thừa từ đẹp. Vì danh lam có nghĩa là cảnh đẹp)

Phương châm về chất

Khi giao tiếp, đừng nói những điều mà mình không tin là đúng hay không có bằng chứng xác thực.

- “Ăn đơm, nói đặt”: Vu khống, đặt điều, bịa chuyện.

- “Ăn ốc nói mò”: Nói không có căn cứ

- “Ăn không nói có”: Vu khống, bịa đặt

Phương châm quan hệ

Khi giao tiếp, cần nói đúng vào đề tài giao tiếp, tranh nói lạc đề.

“Ông nói gà bà nói vịt” (nói không đúng đề tài giao tiếp, mỗi người nói một nẻo)

Phương châm cách thức

Khi giao tiếp, cần chú ý nói ngắn gọn, rành mạch tránh nói mơ hồ.

- Ăn nên đọi nói nên lời (Khuyên nói năng rành mạch, rõ ràng).

- Dây cà ra dây muống (Nói năng dài dòng, rườm rà.)

- Lúng búng như ngậm hạt thị (Nói ấp úng không thành lời.)

Phương châm lịch sự

Khi giao tiếp, cần tế nhịtôn trọng người khác.

Hỏi tên rằng: Mã Giám Sinh

Hỏi quê rằng: Huyện Lâm Thanh cũng gần

-> Vi phạm PCLS: nói năng cộc lốc.

Lưu ý:

1. Phương châm chi phối nội dung trong hội thoại: lượng, chất, quan hệ, cách thức. Phương châm chi phối quan hệ giữa các cá nhân: lịch sự

2. Quan hệ giữa các phương châm hội thoại: Để tuân thủ các phương châm trong hội thoại, người nói phải nắm được các đặc điểm của tình huống giao tiếp (Nói với ai? Nói khi nào? Nói ở đâu? Nói nhằm mục đích gì?)

3. Nguyên nhân vi phạm phương châm hội thoại:

          - Người nói vô ý, vụng về thiếu văn hóa trong giao tiếp. (VD: Anh làm rể hỏi thăm người trèo cây...)

          - Người nói phải ưu tiên cho một phương châm hội thoại hoặc một yêu cầu khác quan trọng hơn. (VD: Bác sĩ nói dối với bệnh nhân về tình trạng sức khoẻ).

          - Người nói muốn gây một sự chú ý, hướng người nghe hiểu theo một ý nghĩa hàm ẩn nào đó. (VD: Câu nói: “Tiền bạc chỉ là tiền bạc” vi phạm phương châm về lượng để buộc người nghe phải hiểu câu nói theo một nghĩa khác).

4. Xung hô trong hội thoại: Tiếng Việt có một hệ thống các từ ngữ xưng hô rất phong phú và đa dạng. Người nói cần tuỳ thuộc tính chất tình huống giao tiếp, mối quan hệ với người nghe mà lựa chọn từ ngữ xưng hô cho hợp lý.

II. CÁCH DẪN GIÁN TIẾP, CÁCH DẪN TRỰC TIẾP

 

Cách dẫn

Ví dụ

Dẫn trực tiếp

Là nhắc lại nguyên văn

Lời nói hoặc ý nghĩ

được đặt trong dấu ngoặc kép, trước đó có dấu hai chấm (có thể không có dấu hai chấm)

Một tiếng đồng hồ sau, cô nói “Chị Xiu thân yêu ơi, một ngày nào đó em hi vọng sẽ được vẽ vịnh Na-plơ”.

(O Hen-ri)

Dẫn gián tiếp

Thuật lại

có điều chỉnh cho thích hợp; không đặt trong dấu ngoặc kép, trước đó có thể thêm từ “rằng” hoặc từ “là”

- Thầy giáo dặn chúng tôi là ngày mai đến sớm 15 phút.

Chuyển lời dẫn trực tiếp thành lời dẫn gián tiếp

- Bỏ dấu hai chấm và dấu ngoặc kép. Thêm từ rằng hoặc trước lời dẫn

- Thay đổi đại từ nhân xưng sang ngôi thứ ba

- Lược bỏ các từ chỉ tình thái, chuyển các từ chỉ thời điểm hiện tại thành quá khứ

- Trước khi đi, mẹ tôi dặn: “Con nhớ nhắc em học bài nhé!”.

- Trước khi đi, mẹ tôi dặn tôi nhớ nhắc em tôi học bài. (dẫn gián tiếp)

Lưu ý

- Trong giao tiếp, khi kể chuyện bằng lời nói, cách dẫn gián tiếp được dùng thường xuyên hơn.

- Lời đối thoại của nhân vật trong truyện (các câu chuyện) cũng là lời dẫn trực tiếp, được đánh dấu bằng cách gạch đầu dòng ở đầu lời thoại.

- Về mặt vị trí, lời dẫn trực tiếp có thể đứng trước, đứng sau hoặc đúng cả phía trước và phía sau lời người dẫn.

- Lời dẫn gián tiếp tuy không bắt buộc đúng từng từ nhưng phải đảm bảo đúng ý.

“Ông luôn có những biện pháp khoa học kỹ thuật tiên tiến, nắm bắt rất bài bản cách làm sao cho hiệu quả nhất. Bên cạnh đó, ông luôn nhiệt tình hướng dẫn nông dân muốn học nghề làm vườn”, ông Trí nói.

III. THUẬT NGỮ

Khái niệm

Ví dụ

Đặc điểm

Thuật ngữ là từ ngữ biểu thị khái niệm khoa học, công nghệ, thường được dùng trong văn bản khoa học, công nghệ.

Bán đảo là bộ phận đất liền nhô ra biển hoặc đại dương, có ba mặt tiếp giáp với nước, còn một mặt gắn với lục địa.

- Về nguyên tắc, trong một lĩnh vực khoa học, công nghệ nhất định, mỗi thuật ngữ chỉ biểu thị một khái niệm và ngược lại, mỗi khái niệm chỉ được biểu thị bằng một thuật ngữ.

- Thuật ngữ không có tính biểu cảm.

Lưu ý:

- Là một lớp từ vựng đặc biệt nhưng thuật ngữ vẫn nằm trong vốn từ vựng chung của một ngôn ngữ. Có những thuật ngữ trở thành từ ngữ thông thường và cũng có những từ ngữ thông thường trở thành thuật ngữ trong khi nó vẫn giữ ý nghĩa thông thường.

- Ví dụ: com-pu-tơ, in-tơ-nét, ti vi… là những thuật ngữ đã được dùng phổ biến trong giao tiếp hằng ngày; nước, muối là những từ ngữ thông thường đã trở thành thuật ngữ trong khi vẫn giữ nguyên ý nghĩa thông thường của nó.

- Muốn sử dụng thuật ngữ chính xác, cần nắm được khái niệm thuật ngữ và lĩnh vực mà thuật ngữ được sử dụng.

IV. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TỪ VỰNG:

Cách phát triển từ vựng

Lưu ý

Ví dụ

Phát triển nghĩa của từ trên cơ sở nghĩa gốc

- Ban đầu từ chỉ có một nghĩa (nghĩa gốc), sau đó nó được thêm các nghĩa khác (nghĩa chuyển).

- Có hai phương thức chuyển nghĩa là phương thức hoán dụphương thức ẩn dụ.

Xuân1: mùa đầu tiên của năm (nghĩa gốc). VD: Xuân đã về.

Xuân2: năm. VD: Đã bao xuân rồi trôi qua (nghĩa chuyển, theo phương thức hoán dụ)

Xuân3: tuổi trẻ. VD: Ngày xuân em hãy còn dài (nghĩa chuyển, theo phương thức ẩn dụ)

Tạo từ mới

Bằng cách ghép từ này với từ khác

Trí tuệ nhân tạo, điện thoại thông minh…

Mượn từ tiếng nước ngoài

- Bộ phận từ mượn quan trọng nhất trong tiếng Việt là từ mượn tiếng Hán. Ngày nay chủ yếu mượn từ tiếng châu Âu (tiếng Anh)

- Từ chưa việt hoá hoàn toàn: giữa các tiếng có dấu gạch nối.

- Việt hoá hoàn toàn: viết bình thường.

- Chưa việt hoá hoàn toàn: In-tơ-nét, ra-di-ô, a-xít

 

- Việt hoá hoàn toàn: Cà phê, ô tô, xà phòng, xăm, lốp

- Rèn luyện để nắm được đầy đủ và chính xác nghĩa của từ ngữ và cách dùng từ là việc rất quan trọng để trau dồi vốn từ. Rèn luyện để biết thêm những từ chưa biết, làm tăng vốn từ là việc thường xuyên phải làm.

- Phương thức ẩn dụ và phương thức hoán dụ tạo ra nghĩa mới cho từ. Nhưng nghệ thuật ẩn dụ, nghệ thuật hoán dụ không tạo ra nghĩa mới cho từ mà chỉ tạo ra nghĩa tạm thời (lâm thời) cho từ.

Ví dụ: Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng/ Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ. Mặt trời trong câu thơ thứ hai là ẩn dụ (nghĩa là) chỉ Bác Hồ. Ở đây, mặt trời có nghĩa là Bác Hồ chỉ có giá trị trong câu thơ này. Ra khỏi câu thơ mặt trời không còn nghĩa là Bác Hồ nữa.

IV. KHỞI NGỮ:

Đặc điểm

Công dụng

Ví dụ

- Đứng trước chủ ngữ

- Trước khởi ngữ có thể thêm được các từ: về, với, đối với, còn

- Giữa khơi ngữ và chủ ngữ có thể thêm thừ thì

Nêu lên đề tài được nói đến trong câu (hoặc để nhấn mạnh đối tượng)

Nhà tôi tôi ở, việc tôi tôi làm, cơm gạo của tôi tôi ăn.

 

V. CÁC THÀNH PHẦN BIỆT LẬP:

Thành phần biệt lập

Đặc điểm, công dụng

Ví dụ

 

Thành phần tình thái

- Được dùng để thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu.

- Các loại tình thái:

+ Tình thái chỉ mức độ tin cậy: hình như, có lẽ, chắc hẳn, chắn chắn, chắc là…

+ Tình thái chỉ thái độ: à, ạ, hả, hử, ư…

+ Gắn với ý kiến người nói: theo tôi, ý ông ấy, theo anh…

 

 

 

- Có lẽ mẹ con tôi cũng chẳng muốn đi.

- Em chào cô !

 

Thành phần cảm thán

- Được dùng để bộc lộ tâm lí của người nói (vui, buồn, hờn, giận, mừng, giận, yêu, ghét…)

- Thường đứng đầu câu, có thể tách thành câu đặc biệt.

Chao ôi, đường còn xa lắm!

 

Thành phần gọi –đáp

Được dùng để tạo lập hoặc duy trì quan hệ giao tiếp.

Em ơi, Ba lan mùa tuyết tan.

 

Thành phần phụ chú

- Được dùng để bổ sung một chi tiết cho nội dung chính của câu.

- Dấu hiệu nhận biết: nằm giữa hai dấu gạch ngang, nằm giữa hai dấu phẩy, nằm giữa dấu gạch ngang và dấu phẩy, nằm trong dấu ngoặc đơn, năm sau dấu hai chấm.

Lác đác hãy còn những thửa ruộng lúa con gái xanh đen, lá to bản, mũi nhọn như lưỡi lê - con gái núi rừng có khác

 

Thành phần biệt lập là thành phần không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa của câu.

 

VI. LIÊN KẾT CÂU VÀ LIÊN KẾT ĐOẠN VĂN

Liên kết

Đặc điểm

Ví dụ

Liên kết nội dung

Các đoạn văn trong một văn bản cũng như các câu trong một đoạn văn phải liên kết chặt chẽ với nhau về nội dung và hình thức.

Liên kết chủ đề

Các đoạn văn phải phục vụ chủ đề chung của văn bản, các câu phải phục vụ chủ đề của đoạn văn

 

Liên kết lô – gic

Các đoạn văn và các câu phải sắp xếp theo một trình tự hợp lí

 

Liên kết hình thức (phép liên kết)

Các câu và các đoạn văn có thể được liên kết với nhau bằng một sồ biện pháp chính như sau:

Phép lặp

Lặp lại ở câu đứng sau từ ngữ đã có ở câu trước

Tiếng hát của các em lan trên các cánh đồng bay theo gió. Tiếng hát trong như những giọt sương trên bờ cỏ.

Phép đồng nghĩa, trái nghĩa, liên tưởng

Sử dụng ở câu sau các từ ngữ đồng nghĩa, trái nghĩa hoặc cùng trường liên tưởng với từ ngữ đã có ở câu trước

- Nó (ngôn ngữ) là cái “cây vàng” trong câu thơ của Gớt; câu mà Lê-nin rất thích, và tôi cũng rất thích. Nhà thơ lớn của nhân dân Đức đã viết: “Mọi lí thuyết, bạn ơi, là màu xám. Nhưng cây vàng của cuộc sống mãi mãi xanh tươi.

- Những người yếu đuối vẫn hay hiền lành. Muốn ác phải là kẻ mạnh.

- Mưa vẫn ồ ạt như vỡ bờ đập. Ánh chớp loé lên soi rõ khuôn mặt anh trong một giây.

Phép thế

Sử dụng ở câu sau các từ ngữ có tác dụng thay thế từ ngữ đã có ở câu trước

Chín giờ có chuyên tàu ở Hà Nội đi qua huyện. Đó là sự hoạt động cuối cùng của đêm khuya.

Phép nối

Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ biểu thị quan hệ với câu trước

Hai mụ Bọ Muỗm cứ vừa đánh, vừa kêu, làm cho họ nhà Bọ Muỗm ở gần đấy nghe tiếng. Thế là, cả một bọn Muỗm lốc nhốc chạy ra,

 

VII. NGHĨA TƯỜNG MINH VÀ HÀM Ý

 

Đặc điểm

Ví dụ

Nghĩa tường minh

Là phần thông báo

được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu.

- Tối mai bạn đi xem phim với tôi được không?

- Buổi tối mình không đi xem phim với bạn được. (Nghĩa tường minh)

Hàm ý

tuy không được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu nhưng có thể suy ra từ những từ ngữ ấy.

- Tối mai bạn đi xem phim với tôi được không?

- Buổi tối mình còn phải trông nhà. (Hàm ý: Mình không đi xem phim với bạn được)

- “Người đồng mình tuy thô sơ da thịt/ Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con” -> Hàm ý: người đồng mình tuy giản dị, mộc mạc nhưng ý chí, niềm tin và nghị lực thì lớn lao.

Điều kiện sử dụng hàm ý

– Người nói (viết) có ý thức đưa hàm ý vào câu.

– Người nghe (đọc) có năng lực giải đoán hàm ý.

 

Các tạo hàm ý

- Cố tình vi phạm các phương châm hội thoại và quy tắc xưng hô.

- Ví dụ: truyện Lợn cưới, áo mới

- Sử dụng hành động nói gián tiếp để tạo hàm ý.

– Củ gì thế này? – Bác lái xe hỏi.

– Củ tam thất cháu vừa đào thấy. Cháu gửi bác gái ngâm rượu uống. Hôm nọ bác chẳng bảo bác gái vừa ốm dậy là gì?

(Nguyền Thành Long)

Câu in đậm là câu hỏi nhưng được dùng với hàm ý khẳng định: Hôm trước bác bảo bác gái vừa ốm dậy nên cháu biếu bác gái để bổi bổ sức khoẻ.

 

 

 

VIII. CÁC BIỆN PHÁP TU TỪ

Stt

Biện pháp tu từ

Khái niệm

Ví dụ

1

So sánh

So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

Cô giáo như mẹ hiền.

2

Ẩn dụ

Ẩn dụ là cách gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật hiện khác có nét tương đồng quen thuộc nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

Uống nước nhớ nguồn (Hưởng thụ thành quả thì phải biết ơn những người đã tạo ra thành quả).

3

Nhân hóa

Nhân hoá là cách gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật, hiện tượng thiên nhiên bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người; làm cho thế giới loài vật, cây cối đồ vật, … trở nên gần gũi với con người, biểu thị được những suy nghĩ tình cảm của con người.

Chị gà mái mơ âu yếm nhìn lũ con chơi đùa.

4

Hoán dụ

Gọi tên sự vật, hiện tượng bằng tên sự vật, hiện tượng khác có quan hệ nhất định với nó, nhằm làm tăng tính hình ảnh và tính hàm súc câu văn.

Nam Cao là cây bút xuất sắc của văn học hiện thực phê phán Việt Nam.

5

Điệp ngữ

là từ ngữ (hoặc cả một câu) được lặp lại nhiều lần trong khi nói và viết nhằm nhấn mạnh, bộc lộ cảm xúc…

Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín.

6

Chơi chữ

Lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước làm câu văn hấp dẫn, thú vị.

Bí mật sẽ có ngày bật mí.

7

Nói quá

Biện pháp tu từ phóng đại mức độ quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.

Cụ Bá thét ra lửa ấy.

8

Nói giảm, nói tránh

Biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề, tránh thô tục, thiếu lịch sự.

Khi anh về, ông cụ đã về với tổ tiên.

9

Liệt kê

Là sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả được đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay của tư tưởng, tình cảm.

Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung…

IX. TỪ VỰNG

Từ loại

Khái niệm – Phân loại

Ví dụ

Từ đơn

Từ đơn là từ chỉ có một tiếng.

Chim/ khôn/ kêu/ tiếng/ rảnh rang/

Từ phức

Khái niệm

Từ phức là từ có hai tiếng trở lên.

 

Từ ghép

- Gồm hai tiếng trở lên và có quan hệ về mặt ngữ nghĩa

 

- Phân loại từ ghép:

+ Từ ghép chính phụ: có tiếng chính và tiếng phụ, tiếng phụ bổ sung nghĩa cho tiếng chính, tiếng chính đứng trước, tiếng phụ đứng sau. Từ ghép chính phụ có tinh chất phân nghĩa. Nghĩa của từ ghép chính phụ hẹp hơn nghĩa của tiếng chính.

Ví dụ: máy bay, xe đạp, bút chì…

+ Từ ghép đẳng lập: có các tiếng bình đẳng về mặt ngữ pháp (không phân ra tiếng chính, tiếng phụ). Từ ghép đẳng lập có tính chất hợp nghĩa. Nghĩa của từ ghép đẳng lập khái quát hơn nghĩa của các tiếng tạo nên nó.

Ví dụ: quần áo, chén bát, nhà cữa…

Từ láy

- Gồm hai tiếng trở lên và có quan hệ láy âm giữa các tiếng.

 

- Phân loại từ láy:

+ Láy toàn bộ (hoàn toàn): các tiếng lặp lại hoàn toàn (có khi có biến đổi thanh điệu hoặc phụ âm cuối).

Ví dụ: nho nhỏ, trăng trắng, ào ào, sạch sành sanh…

+ Láy bộ phận: Là từ láy mà các tiếng chỉ lặp lại phụ âm đầu hoặc phần vần.

 

Ví dụ:

- Láy phụ âm đầu: trồng trọt, xào xạc, lao xao…

- Láy vần: lom khom, lác đác,

Nghĩa của từ

Có ba cách chính để giải thích nghĩa của từ:

- Trình bày khái niệm mà từ ngữ miêu tả.

- Miêu tả sự việc, hành động, đặc điểm mà từ biểu thị.

- Đưa ra những từ đồng nghĩa, trái nghĩa với từ cần giải thích.

 

Từ nhiều nghĩa - hiện tượng chuyển nghĩa của từ

 

- Từ có thể có một nghĩa hay nhiều nghĩa. Hiện tượng từ nhiều nghĩa là kết quả quá trình chuyển nghĩa của từ.

- Trong các nghĩa của từ nhiều nghĩa có:

+ Nghĩa gốc: nghĩa xuất hiện từ đầu, làm cơ sở để hình thành các nghĩa khác.

+ Nghĩa chuyển: các nghĩa được hình thành trên cơ sở nghĩa gốc.

 

Từ đồng âm

những từ phát âm giống nhau nhưng nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì với nhau. Nhờ có hoàn cảnh giao tiếp mà ta có thể xác định được nghĩa của từ đồng âm.

Con ngựa đá (chỉ hành động và chỉ chất liệu)

Từ nhiều nghĩa

có sự chuyển nghĩa giữa các từ.

Công viên là lá phổi của thành phố.

Từ thuần Việt

Là những từ do nhân dân ta sáng tạo

Trời, đất, nhà, đàn bà…

Từ mượn

- Từ của tiếng nước ngoài (đặc biệt là tiếng Hán) được nhập vào ngôn ngữ của ta để biểu thị sự vật hiện tượng, đặc điểm... mà tiếng Việt chưa có từ thích hợp để biểu thị.

- Mượn với số lượng nhiều nhất: Tiếng Hán (gồm từ gốc Hán và từ Hán Việt).

- Ngoài ra, tiếng Việt còn mượn từ của một số ngôn ngữ khác như: tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Nga…

- Từ gốc Hán (Hán cổ): Chè, ngà, chén, chém, chìm, buồng, buồn, buồm, mùi, mùa…

- Từ Hán Việt: Xuất huyết, từ trần, thổ, bản địa, hôn nhân, phụ nữ, phụ lão, trà, mã, trọng, khinh, vượng, cận…

­- Ra-đi-ô, in-tơ-nét, xà phòng, cà phê...

Trường từ vựng

Tập hợp những từ có một nét chung về nghĩa.

đồ dùng học tập: sách, bút, viết, thước, tẩy.

Từ đồng nghĩa

Những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau.

quả - trái, bông - hoa.

Từ trái nghĩa

Những từ có nghĩa trái ngược nhau, xét trên một cơ sở chung nào đó.

tốt - xấu, đúng - sai, cao - thấp.

Từ tượng thanh

Từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên, của con người.

tí tách, leng keng, lóc cóc.

Từ tượng hình

Từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, hoạt động, trạng thái của sự vật.

lom khom, ngoằn ngoèo.

Từ ngữ địa phương

Khác với từ ngử toàn dân, từ ngữ địa phương là từ ngữ chỉ được sử dụng ở một hoặc một số địa phương nhất định.

heo (lợn), trái (quả), đậu (đỗ), tía (cha), má, mệ, u, bầm (mẹ)

Biệt ngữ xã hội

Khác với từ ngữ toàn dân, biệt ngữ xã hội chỉ được dùng trong một tầng lớp xã hội.

trứng ngỗng (0 điểm), cây gậy (1 điểm)...

Cấp độ khái quát nghĩa của từ ngữ

 

- Khái niệm: Nghĩa của một từ ngữ có thể rộng hơn (khái quát hơn) hoặc hẹp hơn (ít khái quát hơn) nghĩa của từ ngữ khác.

- Một từ ngữ được coi là có nghĩa rộng khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó bao hàm phạm vi nghĩa của một số từ ngữ khác.

- Một từ ngữ được coi là có nghĩa hẹp khi phạm vi nghĩa của từ đó được bao hàm trong phạm vi nghĩa của một từ ngữ khác.

- Một từ ngữ có nghĩa rộng đối với những từ ngữ này, đồng thời có thể có nghĩa hẹp đối với một từ ngữ khác.

Sinh vật: động vật, thực vật…

Thành ngữ

Khái niệm: Thành ngữ là cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh.

- Nghĩa của thành ngữ có thể bắt nguồn trực tiếp từ nghĩa của các yếu tố tham gia cấu tạo nên thành ngữ đó nhưng đa số là nghĩa hàm ẩn, trừu tượng.

- Cách sử dụng; Trong câu thành ngữ cố thế đảm nhiệm chức vụ cú pháp giống thực từ: làm chủ ngữ, vị ngữ; trong cụm từ, thành ngữ có thể làm phụ ngữ.

- Thành ngữ ngắn gọn, hàm súc, có tính hình tượng, tính biểu cảm cao.

Lèn thác xuống ghềnh; Bảy nổi ba chìm; Tối lửa tắt đèn; Nồi da nấu thịt; Ruột để ngoài da...

X. NGỮ PHÁP

1. Từ loại

Stt

Từ loại

Khái niệm

Phân loại

Chức vụ trong câu

Đặc điểm, cấu tạo, ý nghĩa

1

Danh từ

Là những từ chỉ người, vật, hiện tượng, khái niệm.

Có hai loại: Danh từ chung (người, hoa, cá…), danh từ riêng (Sóc Trăng, Lý Thường Kiệt…)

- Làm chủ ngữ trong câu:

VD: Trời / đang mưa.

         CN        VN

- Làm vị ngữ khi kết hợp với từ “là” ở đằng trước.

VD: Tôi / là học sinh.

        CN          VN

- Kết hợp với số từ, lượng từ ở đằng trước

- Kết hợp với các từ: này, ấy, nọcác từ chỉ đặc điểm, tính chất mà danh từ biểu thị ở đằng sau tạo thành cụm danh từ.

 

2

Động từ

Là những từ chỉ hành động, trạng thái của sự vật

Có hai loại:

- Động từ tình thái: định, dám, toan…

- Động từ chỉ hành động, trạng thái:

   + Động từ chỉ hành động: trả lời cho câu hỏi làm gì?

VD: chạy nhảy, học tập…

  + Động từ chỉ trạng thái: trả lời cho câu hỏi làm sao?

VD: buồn, vui, đau, giận…

- Làm vị ngữ trong câu

VD:

Hoa / đang học bài.

 CN            VN

 

- Kết hợp về phía trước với các từ: đã, đang, sẽ, cũng, vẫn, hãy... về phía trước.

- Kết hợp về phía sau với các từ: được, ngay, thôi, nào… các từ ngữ bổ sung chi tiết về đối tượng, địa điểm, thời gian… tạo thành cụm động từ

 

3

Tính từ

Là những từ chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật, hành động, trạng thái.

Có hai loại:

- Tính từ chỉ đặc điểm tương đối (có thể kết hợp với từ chỉ mức độ)

VD: vui, buồn, xanh, đỏ, đậm, nhạt…

- Tính từ chỉ đặc điểm tuyệt đối (không kết hợp được với từ   chỉ mức độ)

VD: xanh ngắt, đo đỏ, đầm đậm…

- Làm vị ngữ trong câu

   VD: Cô ấy / trẻ trung

             CN          VN

- Làm chủ ngữ trong câu

   VD: Đỏ   /   là màu cờ tổ quốc.

           CN                 VN

 

 

- Kết hợp về phía trước với các từ: rất, hơi, quá, cực kì, đang, sẽ, cũng, vẫn

- Kết hợp về phía sau với các từ: quá lắm, cực kì… các từ ngữ chỉ sự so sánh, phạm vi… tạo thành cụm tính từ.

- Phụ ngữ trước biểu thị: quan hệ thời gian (đã, đang, sẽ), sự tiếp diễn tương tự (vẫn, còn, lại), mức độ (rất, hơi), đặc điểm, tính chất…

- Phụ ngữ sau biểu thị: vị trí (đó, kia, này, nọ), sự so sánh (như), mức độ (quá, lắm)

4

Số từ

- Số từ là những từ chỉ số lượng và thứ tự của sự vật.

- Khi biểu thị số lượng sự vật, số từ thường đứng trước danh từ. Khi biểu thị thứ tự, số từ đứng sau danh từ, 

+ Từ chỉ số lượng: một, hai, ba, một trăm, một ngàn…

+ Số thú tự: thứ nhât, thứ nhì, thứ tư…

Thường làm phụ ngữ trong cụm danh từ

VD: Một canh, hai canh, lại ba canh/ Canh bốn canh năm vừa chợp mắt.

- Kết hợp với DT ở đằng sau biểu thị số lượng (VD: một quyển sách)

- Kết hợp với DT ở đằng trước biểu thị số thứ tự (VD: quyển sách thứ nhất)

5

Đại từ

Là từ dùng để trỏ người, sự vật, hoạt động, tính chất được nói đến trong một ngữ cảnh nhất định hoặc dùng để hỏi.

- Đại từ để trỏ:

      + ĐT để trỏ người, sự vật (tôi, anh ấy, họ, nó)

      + ĐT để trỏ số lượng (bấy nhiêu)

      + ĐT để trỏ hoạt động, tính chất (thế, vậy...)

- Đại từ để hỏi:

-                  + ĐT để hỏi về người, sự vật (ai, cái gì)

-        + ĐT để hỏi về số lượng (bao nhiêu, mấy...)

          + ĐT để hỏi về hoạt động, tính chất, sự việc (làm sao, thế nào)

- Làm chủ ngữ trong câu

VD: Tôi / là học sinh.

        CN      VN

- Làm vị ngữ trong câu

VD: Người học giỏi nhất lớp là /

                         CN                      VN

- Phụ ngữ của danh từ (động từ, tính từ)

VD: Tiếng (phụ ngữ của danh từ) dõng dạc nhất xóm.

                 

- ĐT không có nghĩa cố định, nghĩa của ĐT phụ thuộc vào nghĩa của từ mà nó thay thế.

- Ngoài ra, Tiếng Việt còn sử dụng các từ khác để xưng hô. VD: từ chỉ quan hệ gia đình (ông, bà, bố, mẹ, anh, chị…); từ chỉ nghề nghiệp (bác sĩ, thủ trưởng…); từ chỉ quan hệ xã hội (bạn)…

6

Lượng từ

Là từ chỉ lượng ít hay nhiều của sự vật.

- Từ chỉ ý nghĩa toàn thể: tất cả, toàn thể, hết thảy

- Từ chỉ ý nghĩa tập hợp, phân phối: mọi, mỗi, từng…

Thường làm phụ ngữ trong cụm danh từ

Vd: Tất cả các / bạn học sinh / ấy

         PTr                TT                 PS

 

7

Chỉ từ

Là những từ dùng để trỏ vào sự vật, nhằm xác định vị trí sự vật trong không gian hoặc thời gian

VD: này, nọ, ấy, kia, đó, đấy...

 

- Thường làm phụ ngữ trong cụm danh từ

VD:

Tất cả các / bạn học sinh / ấy

 PTr                TT                 PS

- Làm chủ ngữ, trạng ngữ trong câu

VD:

Đó / là em tôi.

CN      VN

 

8

Phó từ

Là những từ chuyên đi kèm động từ, tính từ, bổ sung ý nghĩa cho động tính tù.

Có hai loại:

- Phó từ đứng trước ĐT, TT:

   +PT chỉ quan hệ thời gian (đã, đang, sẽ)

   + PT chỉ mức độ (rất, quá, hơi)

   + PT chỉ sự tiếp diễn tương tự: (vẫn, còn, lại)

   + PT chỉ sự phủ định (không, chưa, chẳng)

   + PT chỉ sự cầu khiên (hãy đừng, chớ)

- Phó từ đứng sau ĐT, TT:

   + PT chỉ mức độ (lắm, quá)

   + PT chỉ khả năng (được)

   + PT chỉ kết quả và hướng

Thường làm phụ ngữ trong cụm động từ, cụm tính từ.

VD: đang  /  học  /  bài

         PTr      TT       PS

- Kết hợp với động từ tạo thành cụm động từ.

VD: đang / học / bài

         PTr      TT   PS

9

Quan hệ từ

Là những từ dùng để biểu thị các ý nghĩa quan hệ như: sở hữu, so sánh, nhân quả... giữa các bộ phận của câu hay giữa câu với câu trong đoạn văn.

- Quan hệ từ đơn: và, với, cùng, của, vì, nhưng...

- Quan hệ từ sóng đôi (cặp QHT): Vì... nên..., nếu… thì...  

Liên kết từ, cụm từ; lien kết các vế trong câu ghép; liên kết các câu.

Ý nghĩa mà quan hệ từ biểu thị:

- của: quan hệ sở hữu

- bằng: chỉ phương tện, chất liệu

- : chỉ vị trí

- : quan hệ liệt kê

- nhưng: quan hệ tương phản

- còn: quan hệ đối chiếu, so sánh

- để: quan hệ mục đích

- vì: quan hệ nguyên nhân …

10

Trợ từ

Là những từ chuyên đi kèm các từ ngữ khác để nhấn mạng hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự vật, sự việc được nói đến ở từ ngữ đó.

Vd: chính, ngay, đích, là, những, có…

Nó ăn những hai bát cơm. (đánh giá hai bát là nhiều)

Không có khả năng tự mình làm thành một câu độc lập, không có khả năng làm thành phần câu hoặc thành tố trong cụm từ.

 

11

Tình thái từ

Là những từ được thêm vào câu để cấu tạo câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán và để biểu thị sắc thái tình cảm của người nói.

- TTT nghi vấn: à, ư, hử, hở, chứ, chăng…

- TTT cầu khiến: đi, thôi, nào, với…

- TTT cảm thán: thay, sao, biết bao…

- TTT biểu thị sắc thái tình cảm: ạ, nhé, cơ, mà...

Lưu ý:

- Khi nói hay viết cần chú ý sử dụng TTT phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.

- TTT rất ít được dùng trong văn bản hành chính và khoa học.

- Khi nói hay viết cần chú ý sử dụng TTT phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.

- TTT rất ít được dùng trong văn bản hành chính và khoa học.

12

Thán từ

Là những từ dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc của người nói hoặc dùng để gọi đáp.

Gồm hai loại chính:

- Thán từ bộc lộ tình cảm, cảm xúc: a, ái, ơ, ôi, ô hay, than ôi, trời ơi…

- thán từ gọi đáp: này, ơi, vâng, dạ, ừ …

Không có khả năng làm thành phần chính của câu hoặc thành tố trong cụm từ nhưng có khả năng làm thành một câu độc lập (câu đặc biệt)

- Thường đứng đầu câu.

- Có thể tách thành câu đặc biệt.

2. Cụm từ (Gồm cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ)

1. Cụm danh từ: Cụm danh từ là tổ hợp từ do danh từ và một số từ phụ thuộc nó tạo thành (gồm 3 bộ phận, có thể vắng phần trước hoặc phần sau).

 

 

Phần trước (t)

Phần trung tâm (T)

Phần sau (s)

t1

t2

s1

s2

Lượng từ toàn thể

Lượng từ bộ phận/ Số từ

Danh từ

Bổ sung đặc điểm

Chỉ từ

Phần trước (t)

Phần trung tâm (T)

Phần sau (s)

 

t1

t2

T1

T2

s1

s2

 

Tất cả

các

bạn

học sinh

lớp 9

đó

 

 

 

viên quan

 

ấy

 

 

một

thanh sắt

 

 

 

 

 

2. Cụm động từ: Cụm động từ là tổ hợp từ do động từ và một số từ phụ thuộc nó tạo thành (gồm 3 bộ phận, có thể vắng phần trước hoặc phần sau).

Phần trước

Phần trung tâm

Phần sau

 

Phần trước

Phần trung tâm

Phần sau

Phó từ

ĐỘNG TỪ

Bổ sung ý nghĩa cho động từ

 

đang

học

bài

 

 

 

 

 

chạy

tới

 

 

 

 

đã

rụng

 

 

3. Cụm tính từ: Cụm tính từ là tổ hợp từ do tính từ và một số từ phụ thuộc nó tạo thành (gồm 3 bộ phận, có thể vắng phần trước hoặc phần sau).

Phần trước

Phần trung tâm

Phần sau

 

Phần trước

Phần trung tâm

Phần sau

Phó từ

TÍNH TỪ

Bổ sung ý nghĩa cho tính từ

 

vốn đã rất

yên tĩnh

này

 

 

 

 

 

nhỏ

lại

 

 

 

 

vẫn

trẻ

 

 

XI. CÁC KIỂU CÂU

1. Câu chia theo cấu tạo

1.1. Các thành phần câu

Thành phần

Đặc điểm

Ví dụ

Thành phần chính

Chủ ngữ

Nêu tên sự vật, hiện tượng có hoạt động, đặc điểm, trạng thái…được miêu tả ở vị ngữ. Chủ ngữ thường trả lời câu hỏi “ai?”, “con gì?’, “cái gì?”…

Có lẽ ngày mai trời sẽ nắng

Chiếc bút bạn tặng tôi rất đẹp. (Cụm từ làm chủ ngữ)

Tốt đẹp phô ra, xấu xa đậy lại. (tính từ làm chủ ngữ)

Vị ngữ

Có khả năng kết hợp với các phó từ chỉ quan hệ thời gian và trả lời cho các câu hỏi “làm gì?”, “làm sao”, “như thế nào?”, hoặc “là gì?”…

- Mấy con chiền chiện ríu rít gọi nhau trên tầu cau.

- Bông hoa này cánh còn tươi lắm.

Thành phần phụ

Trạng ngữ

Đứng ở đầu câu, cuối câu hoặc đứng giữa câu, nêu lên hoàn cảnh về không gian thời gian, cách thức, phương tiện, nguyên nhân, mục đích… diễn ra sự việc nói ở trong câu.

- Trên cây, chim hót líu lo. (Không gian – nơi chốn)

- Sáng nay, chúng em đi lao động. (Thời gian)

- Vì rét, những cây bàng rụng hết lá. (Nguyên nhân)

- Để đạt học sinh giỏi, Nam đã cố gắng chăm chỉ học tập tốt. (Mục đích)

- Bằng một giọng chân tình, thaỳa giáo khuuyên chúng em cố gắng học tập. (Phương tiện)

Khởi ngữ

Đứng trước chủ ngữ, nêu lên đề tài được nói đến trong câu, có thể thêm quan hệ từ: về, đối với, với vào trước.

- Về các môn tự nhiên, Nam là người học rất giỏi.

- Còn tôi, tôi sẽ đi.

- Về công nghệ 4.0, nó đang phát triêntriển hơn báo giờ hêt

- Đối với con, nó rất tuyệt vời.

Thành phần biệt lập

Thành phần tình thái

- Được dùng để thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu.

- Các loại tình thái: tình thái chỉ mức độ, tình thái gắn với ý kiến người nói, tình thái thể hiện thái độ.

Dường như không một ai quan tâm đến điêù đó.

Không hiểu sao cứ đến lúc ấy ông Hai lại thấy buồn.

 

Thành phần cảm thán

Được dùng để bộc lộ tâm lí của người nói (buồn vui, mừng, giận… )

- Chao ôi, cái nón này đẹp làm sao!
Trời, nó đến rồi!
- Than ôi, còn có vài đồng mà thôi!

- Ôi kì lạ và thiêng liêng - Bếp lửa

Thành phần phụ chú

Được dùng để bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu.

- Khí metan, công thức hóa học CH4, là một hydrocacbon nằm trong dãy đồng đẳng ankan.

- Ankan là hydrocacbon no không tạo mạch vòng gồm một số khí: metan, etan, propan, butan, pentan…

Thành phần gọi đáp

Được dùng để tạo lập hoặc để duy trì quan hệ giao tiếp.

Thưa ông, chúng cháu ở Gia Lâm lên đấy ạ.
Này, bác có biết mấy hôm nay súng nó bắn ở đâu mà nghe rát thế không?

Thành phần biệt lập là thành phần không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa của câu (không tham gia vào nòng cốt câu)

 

Định ngữ

Định ngữ là thành phần phụ trong câu tiếng Việt. Nó giữ nhiệm vụ bổ nghĩa cho danh từ (cụm danh từ). Nó có thể là một từ, một ngữ hoặc một        cụm C –V.

- Chị tôi có mái tóc đen. (đen là từ, làm rõ nghĩa cho danh từ “tóc”. Đen là định ngữ)

- Chị tôi có mái tóc đen mượt mà. (đen mượt mà là ngữ, làm rõ nghĩa cho danh từ “tóc”. Đen mượt mà là định ngữ)

- Quyển sách mẹ tặng rất hay. (mẹ / tặng là cụm C-V, làm rõ nghĩa cho danh từ “Quyển sách”. mẹ tặng là định ngữ)

Bổ ngữ

Bổ ngữ là thành phần phụ đứng trước hoặc sau động từ hoặc tính từ để bổ nghĩa cho động từ hay tính từ đó và góp phần tạo thành cụm động từ hay cụm tính từ.

 

- Cuốn sách rất vui nhộn. (rất là bổ ngữ, làm rõ nghĩa cho tính từ “vui nhộn”, rất vui nhộn được gọi là Cụm tính từ )

- Gió đông bắc thổi mạnh. (mạnh là bổ ngữ, làm rõ nghĩa cho động từ “thổi”, thổi mạnh được gọi là Cụm động từ)

 

1.2. Các kiểu câu (theo chức năng)

STT

Kiểu câu

Đặc điểm

Ví dụ

1

Câu trần thuật đơn (Câu đơn)

Câu trần thuật đơn là loại câu do một cụm C – V tạo thành, dùng để giới thiệu, tả hoặc kể về một sự việc, sự vật hay để nêu một ý kiến.

Tôi / đã hếch răng lên, xì một hơi rõ mạnh.

  C                                  V

Bà đỡ Trần / là người huyện Đông Triều.

         C                           V

2

Câu rút gọn

- Khi nói hoặc viết, có thể lược bỏ một số thành phần của câu (trạng ngữ, chủ ngữ hoặc vị ngữ…).

- Mục đích:

+ Làm cho câu gọn hơn, vừa thông tin được nhanh, vừa tránh lặp những từ ngữ đã xuất hiện trong câu đứng trước.

+ Ngụ ý hành động, đặc điểm nói trong câu là của chung mọi người (lược bỏ chủ ngữ)

 

 

 

- Hai ba người theo đuổi nó. Rồi ba bốn người, sáu bảy người.

 

- Học ăn, học nói, học gói, học mở.

3

Câu đặc biệt

- Là loại câu không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ - vị ngữ.

- Tác dụng:

+ Xác định thời gian, nơi chốn diễn ra sự việc được nói đến trong đoạn;

+ Liệt kê, thông báo về sự tồn tại của sự vật hiện tượng;

+ Bộc lộc cảm xúc.

+ Gọi đáp.

 

 

- Một đêm mùa xuân.

 

- Tiếng reo. Tiếng vỗ tay

 

- “Trời ơi!” Cô giáo tái mặt và nước mắt giàn giụa.

- Sơn! Em Sơn! Sơn ơi!

4

Câu ghép

- Câu ghép là những câu do hai hay nhiều cụm C – V không bao chứa nhau tạo thành. Mỗi cụm C – V được gọi là một vế câu.

- Cách nối các vế của câu ghép:

+ Dùng những từ có tác dụng nối: nối bằng một quan hệ từ, nối bằng một cặp quan hệ từ, nối bằng một cặp phó từ, đại từ hay chỉ từ thường đi đôi với nhau.

+ Nối bằng dấu phẩy, dấu chấm phẩy hoặc dấu hai chấm.

- Quan hệ ý nghĩa giữa các vế của câu ghép: quan hệ nguyên nhân (Vì… nên…), quan hệ điều kiện (Nếu… thì…), quan hệ tương phản, quan hệ tăng tiến, quan hệ lựa chọn, quan hệ bổ sung, quan hệ tiếp nối, quan hệ đồng thời, quan hệ giải thích.

- em hát hay nên em được vào đội văn nghệ.

- Nếu lớp em đứng thứ nhất thì chúng em sẽ rất tự hào

- Tuy nhà em xa trường nhưng em luôn đi học đúng giờ.

- Bạn lau bảng hay tôi lau bảng.

- Mưa càng to thì đường càng trơn.

- Bạn A đổ rác, bạn B lau bảng và bạn C quét lớp.

- Chiếc xe dừng rồi anh ta bước xuống.

- Sau cơn mưa, trời quang, mây tạnh và có nắng lên.

- Lan không đến nghĩa là bạn ấy không tham gia.

- Để bố mẹ vui lòng, em luôn cố gắng học tập.

5

Dùng cụm C – V để mở rộng câu (Câu đơn mở rộng)

- Khi nói hoặc viết, có thể ldungf những cụm từ có hình thức giống câu đơn bình thường, gọi là cụm chủ - vị (cụm C – V), làm thành phần của câu hoặc của cụm từ để mở rộng câu.

- Các thành phần câu như chủ ngữ, vị ngữ và các phụ ngữ trong cụm danh từ, cụm tính từ, cụm động từ đều có thể cấu tạo bằng cụm C – V.

 

- Văn chương // gây cho ta những tình cảm ta / không có, luyện những tình cảm ta / sẵn có.

        C                                                           c            v             V                            c         v

-> Cụm C – V làm phụ ngữ trong cụm danh từ

- Chiếc bàn này // chân / đã gãy. -> Cụm C – V làm vị ngữ.

                                  c        v

           C                        V

- Khuôn mặt / bầu bĩnh của em // thật đáng yêu. -> Cụm C – V làm chủ ngữ.

           C                      v

                       C                                     V

- Chị Ba / đến // khiến tôi / rất vui và vững tâm. -> Cụm C – V làm chủ ngữ và làm phụ ngữ trong cụm động từ.

       c        v                   c                   v

          C                                  V

- Bạn // vẫn trẻ như một thanh niên / đang tuổi đôi mươi. -> Cụm C – V làm phụ ngữ trong cụm tính từ.

                                           c                            v

    C                                                V

6

Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động.

- Câu chủ động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật thực hiện một hoạt động hướng vào người, vật khác (chỉ chủ thể của hoạt động)

- Câu bị động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật được hoạt động của người, vật khác hướng vào (chỉ đối tượng của hoạt động).

- Mục đích của việc chuyển đổi: nhằm liên kết các câu trong đoạn thành một mạch văn thống nhất.

- Cách chuyển đổi:

+ Chuyển từ (hoặc cụm từ) chỉ đối tượng của hoạt động lên đầu câu và thêm các từ bị hay được vào sau từ (cụm từ) ấy.

+ Chuyển từ (hoặc cụm từ) chỉ đối tượng của hoạt động lên đầu câu, đồng thời lược bỏ hoặc biến từ (cụm từ) chỉ chủ thể của hoạt động thành một bộ phận không bắt buộc trong câu.

- Không phải câu nào có từ bị, được cũng là câu bị động.

- Người thợ thủ công làm ra đồ gốm khá sớm.

-> Đồ gốm được người thợ thủ công làm ra khá sớm.

 

- Một cây cầu lớn sẽ được tỉnh ta bắc qua khúc sông này.

 

- Những ngôi đền ấy đã được người ta dựng lên từ hàng trăm năm trước khác nhau.

 

2. Câu chia theo mục đích giao tiếp (bỏ câu phủ định)

Kiểu câu

Đặc điểm hình thức

Chức năng

Ví dụ

Câu nghi vấn

- Có từ ngữ nghi vấn: ai, gì, nào, sao, tại sao, đâu, bao giờ, bao nhiêu, à, ư, hả, chứ, (có)… không, đã… chưa… hoặc có từ hay

- Thường kết thúc bằng dấu chấm hỏi (khi không dùng để hỏi có thể kết thúc bằng dấu chấm hoặc chấm than)

- Chức năng chính: dùng để hỏi

- Ngoài ra, câu nghi vấn còn dùng để cầu khiến, khẳng định, phủ định, bộc lộ tình cảm, cảm xúc

- Sáng ngày người ta đấm u đau lắm không?

- Mình đọc hay tôi đọc?

Câu cầu khiến

- Có những từ cầu khiến như: hãy, đừng, chớ, đi, thôi, nào... hay ngữ điệu cầu khiến.

- Khi viết, câu cầu khiến thường kết thúc bằng dấu chấm than, nhưng khi ý cầu khiến không được nhấn mạnh thì có thể kết thúc bằng dấu chấm.

Dùng đề điều khiển: yêu cầu khuyên bảo, ra lệnh, đề nghị.

- Có thể dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc, cầu kiến, khẳng định…

- Đi thôi con.

- Nghỉ, nghiêm! (ngữ điệu cầu khiến)

Câu cảm thán

- Có những từ ngữ cảm thán như: ôi, than ôi, hỡi ơi, chao ơi, trời ơi, thay, biết bao, xiết bao, biết chừng nào... dùng để bộc lộ trực tiếp cảm xúc của người nói, người viết;

- Khi viết, câu cảm thán thường kết thúc bằng dấu chấm than.

Dùng để bộc lộ trực tiếp tình cảm, cảm xúc; xuất hiện chủ yếu trong ngôn ngữ nói hàng ngày hay ngôn ngữ văn chương.

Than ôi! Sức người khó lòng địch nổi với sức trời! Thế đè không sao cự lại được với thế nước! Lo thay! Nguy thay! Khúc đế này hỏng mất.

Câu trần thuật

- Không có dấu hiệu hình thức của câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán.

- Khi viết, câu trần thuật thường kết thúc bằng dấu chấm, nhưng đôi khi nó có thể kết thúc bằng dấu chấm than hoặc dấu chấm lửng

- Đây là kiểu câu cơ bản và được dùng phổ biến nhất trong giao tiếp.

- Chức năng chính: dùng để kể, tả, thông báo, nhận định…

- Ngoài ra còn dùng để khẳng định, phủ định, bộc lộ cảm xúc, yêu cầu…

Vả lại ở nhà cũng rét thế thôi.

(An-đéc-xen, Cô bé bán diêm)

 

XII. DẤU CÂU

STT

Dấu câu

Tác dụng

Ví dụ

1

Dấu chấm (.)

Thường dùng ở cuối câu trần thuật, báo hiệu hết câu. (Khi đọc phải ngắt ở dấu chấm tương đối dài hơn so với dấu phẩy.)

Dòng sông lào xào vỗ sóng. Gió chạy loạt soạt trong cỏ, trăng đã lên cao, đêm đã khuya lắm. (Nguyễn Đình Thi)

2

Dấu chấm hỏi (?)

Thường dùng ở cuối câu nghi vấn. Khi đọc phải ngắt câu ở dấu chấm hỏi với ngữ điệu hỏi (thường lên giọng ở cuối câu)

– Anh ốm, sao lại đi làm?

– Ốm xoàng thôi.

3

Dấu chấm than (!) (còn gọi là dấu chấm cảm)

Thường dùng ở cuối câu cảm thán hoặc cuối câu cầu khiến, báo hiệu khi đọc phải ngắt câu và có ngữ điệu (cảm thán hoặc cầu khiến) phù hợp từng hoàn cảnh cụ thể.

 

- Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!

- Hãy yêu quý thanh niên! Hãy trân trọng và tích cực đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trẻ!

4

Dấu phẩy (,)

Đánh dấu ranh giới các bộ phận của câu:

- Thành phần phụ với chủ ngữ, vị ngữ

- Giữa các từ có cùng chức vụ ngữ pháp

- Giữa một từ với bộ phận chú thích

- Giữa các vế của một câu ghép

- Cam, quýt, bưởi, xoài là đặc sản của vùng này.

- Tuy rét vẫn kéo dài, mùa xuân đã đến bên bờ hiền lương.

- Mẹ ơi, có khách đấy.

- Vẫn có Bác, ung dung, trông xuống, dịu dàng.

5

Dấu chấm phẩy (;)

- Đánh dấu ranh giới các vế trong một câu ghép có cấu tạo phức tạp.

- Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp.

- Cốm / không phải thức quà của người ăn vội; ăn cốm / phải ăn từng chút ít, thong thả và ngẫm nghĩ.

6

Dấu chấm lửng (…)

- Tỏ ý còn nhiều sự vật, hiện tượng tương tự chưa liệt kê hết.

 

- Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quảng.

- Làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ hay hài hước, châm biếm.

- Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung…

- Bẩm… quan lớn… đê vỡ mất rồi!

- Cuốn tiểu thuyết được viết trên… bưu thiếp.

7

Dấu dạch ngang (-)

- Đặt ở giữa câu để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu;

- Đặt ở đầu dòng để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc để liệt kê;

- Nối các từ trong một liên danh.

- Đẹp quá đi, mùa xuân ơi – mùa xuân của Hà Nội thân yêu…

-         Có người khẽ nói:

          - Bẩm, dễ có khi đê vỡ!

- Một nhân chứng thứ hai của cuộc hội kiến Va-ren – Phan Bội Châu…

8

Dấu ngoặc đơn ()

Dùng để đánh dấu phần chú thích (giải thích, thuyết minh, bổ sung thêm)

Họ (những người bản xứ) được phong cho cái danh hiệu tối cao là “chiến sĩ bảo vệ công lí và tự do”.

9

Dấu hai chấm (:)

- Đánh dấu (báo trước) phần giải thích, thuyết minh cho phần trước đó;

- Đánh dấu (báo trước) lời dẫn trực tiếp (dùng với dấu ngoặc kép) hay lời đối thoại (dùng với dấu gạch ngang)

- Con đường này tô đã…vì chính long tôi đang có sự thay đổi lớn: Hôm nay tôi đi học.

- Người xưa có câu: “Trúc dẫu cháy, đốt ngay vẫn thẳng”.

10

Dấu ngoặc kép (“”)

- Đánh dấu từ, ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp.

- Đánh dấu từ ngữ đặc biệt hay có hàm ý mỉa mai.

- Đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tập san… được dẫn.

- Thánh Găng-đi có một phương châm: “Chinh phục được… khó hơn”. (dẫn trực tiếp)

- Nhìn từ xa, cầu Long Biên như một dải lụa uốn lượn vắt ngang sông Hồng, nhưng thực ra “dải lụa” ấy nặng tới 17 nghìn tấn! (hiểu theo nghĩa đặc biệt)

- Tre với người như thế đã mấy nghìn năm. Một thế kỉ “văn minh”, “khai hóa” của thực dân cũng không làm ra được một tấc sắt. Tre vẫn phải còn vất vả mãi với người. (hàm ý mỉa mai)

- Hàng loạt vở kịch như “Tay người đàn bà”, “Giác ngộ”. “Bên kia sông Đuống”… ra đời. (tên vở kịch)

 

III. HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP

 

 

Hành động nói

- Khái niệm: Hành động nói là hành động được thực hiện bằng lời nói nhằm mục đích nhất định.

- Các kiểu hành động nói thường gặp: hỏi, trình bày (báo tin, kể, tả, nêu ý kiến, dự đoán...) điều khiển (cầu khiến, đe doạ, thách thức...), hứa hẹn, bộc lộ cảm xúc.

- Cách thực hiện: Mỗi hành động nói có thể được thực hiện bằng kiểu câu có chức năng chính phù hợp với hành động đó (cách dùng trực tiếp) hoặc bằng kiểu câu khác (cách dùng gián tiếp).

Hội thoại

- Khái niệm: Hội thoại là hoạt động giao tiếp trong đó vai xã hội (vị trí của người tham gia hội thoại) được xác định bằng các quan hệ xã hội (thân - sơ, trên - dưới...).

- Vai xã hội là vị trí của người tham gia hội thoại đối với người khác trong cuộc thoại.

- Vai xã hội được xác định bằng các quan hệ xã hội:

+ Quan hệ trên - dưới hay ngang hàng (theo tuổi tác, thứ bậc trong gia đình, xã hội).

+ Quan hệ thân - sơ (theo mức độ quen biết thân tình),

- Quan hệ xã hội rất đa dạng, vai xã hội của mỗi người vì thế cũng đa dạng, nhiều chiều. Do dó khi tham gia hội thoại cần xác định đúng vai để chọn cách nói cho phù hợp.

Lượt lời trong hội thoại:

+ Trong hội thoại ai cũng được nói. Mỗi lần có một người tham gia hội thoại nói được gọi là một lượt lời.

+ Để giữ lịch sự, cần tôn trọng lượt lời của người khác...

+ Nhiều khi, im lặng khi đến lượt lời của mình cũng là một cách biểu thị thái độ.


Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn

Liên kết

Quảng cáo