MỖI CLICK VÀO QUẢNG CÁO SẼ GIÚP CHÚNG TÔI PHỤC VỤ CÁC BẠN TỐT HƠN

Đề kiểm tra Ngữ văn 7 cuối kì 2 có ma trận, đặc tả

KIỂM TRA CUỐI KÌ II NĂM HỌC 2022 – 2023

Môn: Ngữ văn – Lớp 7

Thời gian làm bài: 90 phút

I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA

Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn năng lực, phẩm chất trong chương trình của học kì 2 (từ tuần 20 – tuần 31), môn Ngữ văn lớp 7

II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA

          Kiểm tra theo hình thức kết hợp trắc nghiệm 60%, tự luận 40%.

Đề Văn 7 cuối kì 2 có đặc tả

III. THIẾT LẬP MA TRẬN, ĐẶC TẢ

1. Khung ma trận đề kiểm tra cuối kì II

TT

Kĩ năng

Đơn vị kiến thức / kĩ năng

Mức độ nhận thức

Tổng % điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

1

Đọc hiểu

1. Văn bản nghị luận

3

0

5

0

0

2

0

0

60%

2. Văn bản thông tin

2

Viết

1. Viết: viết bài văn trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống (trình bày ý kiến phản đối)

0

1*

0

1*

0

1*

0

1*

40%

2. Viết bài văn thuyết minh về quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi hay hoạt động;

Tổng

15%

5%

25%

15%

0

30%

0

10%

100%

Tỉ lệ %

20%

40%

30%

10%

Tỉ lệ chung

60%

40%

2. Bản đặc tả đề kiểm tra

TT

Kĩ năng

Đơn vị kiến thức / kĩ năng

Mức độ nhận thức

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

1

Đọc hiểu

Văn bản nghị luận

Nhận biết:

- Nhận biết được các ý kiến, lí lẽ, bằng chứng trong văn bản nghị luận.

- Nhận biết được đặc điểm của văn bản nghị luận về một vấn đề đời sống và nghị luận phân tích một tác phẩm văn học.

- Xác định được các phép liên kết câu, nghĩa của yếu tố Hán Việt trong từ Hán việt

Thông hiểu:

 - Xác định được mục đích, nội dung chính của văn bản.

- Chỉ ra được mối liên hệ giữa ý kiến, lí lẽ và bằng chứng.

- Chỉ ra được mối quan hệ giữa đặc điểm văn bản với mục đích của nó.

- Giải thích được công dụng của dấu chấm lửng

Vận dụng:

- Rút ra những bài học cho bản thân từ nội dung văn bản.

3TN

5TN

2TL

0

2

Viết

Viết bài văn trình bày ý kiến phản đối về một vấn đề trong đời sống

Nhận biết:

Thông hiểu:

Vận dụng:

Vận dụng cao: Viết được bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống trình bày rõ vấn đề và ý kiến (phản đối) của người viết; đưa ra được lí lẽ rõ ràng và bằng chứng đa dạng

 

 

 

1TL*

Tổng số câu hỏi

 

3TN

5TN

2TL

1TL*

Tỉ lệ %

 

20%

40%

30%

10%

Tỉ lệ chung

 

60%

40%

3. Đề kiểm tra

KIỂM TRA CUỐI KÌ II NĂM HỌC 2022 – 2023

Môn: Ngữ văn – Lớp 7

Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian phát đề)

Đề gồm có 02 trang

PHẦN I: PHẦN ĐỌC (6.0 điểm)   

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

HAI BIỂN HỒ

           (1) Người ta bảo ở bên Pa-le-xtin có hai biển hồ... Biển hồ thứ nhất gọi là biển Chết. Đúng như tên gọi, không có sự sống nào bên trong cũng như xung quanh biển hồ này. Nước trong hồ không có một loại cá nào có thể sống nổi. Ai ai cũng đều không muốn sống gần đó. Biển hồ thứ hai là Ga-li-lê. Đây là biển hồ thu hút nhiều khách du lịch nhất. Nước ở biển hồ lúc nào cũng trong xanh mát rượi, người có thể uống được mà cá cũng sống được. Nhà cửa được xây cất rất nhiều ở đây. Vườn cây xung quanh tốt tươi nhờ nguồn nước này.

           (2) Nhưng điều kì lạ là cả hai biển hồ này đều được đón nhận nguồn nước từ sông Gioóc-đăng. Nước sông Gioóc-đăng chảy vào biển Chết. Biển Chết đón nhận và giữ riêng cho mình mà không chia sẻ nên nước trong biển Chết trở nên mặn chát. Biển hồ Ga-li-lê cũng đón nhận nguồn nước từ sông Gioóc-đăng rồi từ đó tràn qua các hồ nhỏ và sông lạch, nhờ vậy nước trong hồ này luôn sạch và mang lại sự sống cho cây cối, muông thú, con người.

           (3) Một định lí trong cuộc sống mà ai cũng đồng tình: Một ánh lửa sẻ chia là một ánh lửa lan toả, một đồng tiền kinh doanh là một đồng tiền sinh lợi. Đôi môi có hé mở mới thu nhận được nụ cười. Bàn tay có mở rộng trao ban, tâm hồn mới tràn ngập vui sướng. Thật bất hạnh cho ai cả đời chỉ biết giữ cho riêng mình. "Sự sống" trong họ rồi cũng sẽ chết dần chết mòn như nước trong lòng biển Chết…

(Ngữ văn 7, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2021)

Chọn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất từ câu 1 đến câu 8 (mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm)

Câu 1: Văn bản “Hai biển hồ” thuộc loại văn bản nào?

A. Nghị luận xã hội;                                   B. Văn bản văn học;

C. Nghị luận văn học;                               D. Văn bản thông tin.

Câu 2: Nội dung chính của văn bản là gì?

A. Sức mạnh của đoàn kết;                      B. Cho và nhận trong cuộc sống;

C. Lối sống biết ơn;                                   D. Ý nghĩa của lòng nhân ái.

Câu 3: Dấu chấm lửng trong đoạn 1 của văn bản có công dụng gì?

A. Tỏ ý nhiều sự vật liệt kê chưa hết;      B. Thể hiện chỗ lời nói ngắt quãng;

C. Thể hiện chỗ lời nói bị bỏ dỡ;              D. Làm giãn nhịp điệu câu văn.

Câu 4: Từ nào sau đây có yếu tố “đồng” cùng nghĩa với “đồng tình”?

A. Đồng chí.                                              B. Đồng dao.

C. Đồng lương.                                         D. Đồng ruộng.

Câu 5: Câu chuyện về hai biển hồ được tác giả sử dùng để làm gì?

A. Trình bày lý lẽ.                                      B. Thể hiện ý kiến.

C. Đưa ra bằng chứng.                            D. Nêu vấn đề cần bàn.

Câu 6: Các từ ngữ in đậm thực hiện phép liên kết nào giữa đoạn (2) với đoạn (1)?

A. Phép lặp và phép nối.                          B. Phép lặp và phép thế.

C. Phép nối và phép thế.                          D. Phép đồng nghĩa.

Câu 7: Hình ảnh biển hồ Ga-li-lê tượng trưng cho điều gì?

A.  Lối sống cởi mở, biết sẻ chia với mọi người.

B. Lối sống ích kỉ, chỉ giữ lại cho riêng mình.

C. Lối sống khiêm nhường, giản dị.

D. Lối sống thanh cao, không coi trọng vật chất.

Câu 8: Mục đích chính của tác giả qua văn bản này là gì?

A. Kể lại câu chuyện thú vị, độc đáo của hai biển hồ.

B. So sánh lối sống của con người với hai biển hồ.

C. Khẳng định sự đúng đắn của lối sống biết chia sẻ.

D. Khuyên nhủ con người biết sống chia sẻ để hạnh phúc.

Câu 9 (1,0 điểm): Em có đồng ý rằng "Thật bất hạnh cho ai cả đời chỉ biết giữ cho riêng mình." không? Vì sao?

Câu 10 (1,0 điểm): Em rút ra những bài học gì cho bản thân sau khi đọc văn bản?

PHẦN II. PHẦN VIẾT (4.0 điểm)

Viết bài văn trình bày sự phản đối của em về ý kiến: Việc đi học muộn trong 15 phút đầu giờ không ảnh hưởng gì đến ai.”

----HẾT-----

HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA CUỐI KÌ II

NĂM HỌC 2022 – 2023

Môn: Ngữ văn – Lớp 7


Phần

Yêu cầu

Điểm

Phần I: Đọc

 

6,0

Trắc nghiệm

Từ câu 1 đến câu 8: mỗi câu trả lời đúng 0,5 điểm

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

Đáp án

A

B

D

A

C

C

A

D

4,0 đ

Trắc nghiệm tự luận

Câu 9: Hs có thể có những câu trả lời khác nhau nhưng cần lý giải phù hợp.

- Nêu quan điểm cụ thể : 0,25 đ

- Lí giải ý kiến hợp lí: 0,75 đ

1,0 đ

Câu 10: HS có thể đưa ra bài học như :

Biết sẻ chia với những người xung quanh, sẵn sàng cho đi những điều mình có.

Không nên sống ích kỉ, chỉ biết giữ cho riêng mình.

Hs nêu đúng 1 bài học đạt 0,5 điểm; ghi đúng 2 bài học đạt 1,0 điểm

1,0 đ

Phần II:

Viết

Làm văn: Đây là dạng câu hỏi kiểm tra kiến thức và kĩ năng hình thành văn bản nên học sinh cần đảm bảo yêu cầu về hình thức bài văn; bố cục hợp lí, logic; đảm bảo các yêu cầu về diễn đạt, dùng từ, chính tả; biết trình bày rõ vấn đề và ý kiến phản đối; đưa ra được lí lẽ rõ ràng và bằng chứng đa dạng

4,0đ

a) Đảm bảo yêu cầu về hình thức bài văn: đủ 3 phần mở bài, thân bài, kết bài.

0,25

b) Xác định đúng yêu cầu kiểu bài: phản đối quan niệm việc đi học muốn không ảnh hưởng đến ai

0,5

c) Triển khai nội dung nghị luận: Học sinh cần biết trình bày rõ vấn đề và ý kiến phản đối; đưa ra được lí lẽ rõ ràng và bằng chứng đa dạng.

2,5

* Mở bài: Nêu được vấn đề nghị luận và bày tỏ sự phản đối với ý kiến được nêu ở đề bài

0,25

* Thân bài:

- Mục đích của 15 phút đầu giờ: ổn định lớp, tự ôn tập và sinh hoạt tập thể => đi muộn trong 15 phút đầu giờ là sai.

0,25

Phản đối "việc đi học muộn không ảnh hưởng đến ai":

- Ảnh hưởng đến bản thân người đi muộn:

+ Tự đánh mất uy tín, niềm tin của bản thân với thầy cô, bạn bè;

+ Không có thời gian ổn định và chuẩn bị tâm thế trước khi vào học; không nắm bắt các thông báo (nếu có)…

- Ảnh hưởng đến người khác:

+ Với tập thể lớp: Làm gián đoạn việc sinh hoạt tập thể của lớp; việc thi đua của lớp …

+ Với nhà trường: nề nếp học tập chung, cái nhìn và đánh giá không thiện cảm của người khác về trường.

(HS chỉ cần nêu từ 2 tác hại và có bằng chứng phù hợp)

1,25

Phản đối tác hại của ý kiến:

- Khiến các bạn đi muộn không nhận ra việc làm của mình là sai trái

- Khiến các bạn tiếp tục vi phạm và trở thành thói quen xấu – thói quen đi muộn trong mọi việc, thiếu tôn trọng giờ giấc.

- Tạo nên lối sống ích kỉ, không biết tôn trọng người khác vì cho rằng việc cá nhân không ảnh hưởng đến ai.

(HS chỉ cần nêu được 2 tác hại và có bằng chứng phù hợp)

1,0

*Kết bài: Nêu ý nghĩa của việc thể hiện ý kiến phản đối.

0,25

d) Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt.

0,25

e) Sáng tạo: có cách diễn đạt lôgic, lập luận chặt chẽ, thuyết phục.

0,5

 

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn

Liên kết

Quảng cáo