MỖI CLICK VÀO QUẢNG CÁO SẼ GIÚP CHÚNG TÔI PHỤC VỤ CÁC BẠN TỐT HƠN

Đề kiểm tra ngữ văn 7 giữa kì 2 có ma trận, đặc tả

UBND...

TRƯỜNG THCS...

___________

ĐỀ CHÍNH THỨC

KIỂM TRA GIỮA KÌ II NĂM HỌC 2022 – 2023

Môn: Ngữ văn – Lớp 7

 

 

1. Khung ma trận đề kiểm tra giữa kì II

TT

Kĩ năng

Đơn vị kiến thức / kĩ năng

Mức độ nhận thức

Tổng % điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

 

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

 

1

Đọc hiểu

Truyện ngụ ngôn

3 câu

 

5 câu

 

 

2 câu

0

0

60%

2

Viết

Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống (trình bày ý kiến tán thành)

0

1* câu

0

1* câu

0

1* câu

0

1* câu

40%

Tổng

15%

5%

25%

15%

0

30%

0

10%

100%

Tỉ lệ %

20%

40%

30%

10%

 

Tỉ lệ chung

60%

40%

 

 

Đề kiểm tra giữa kì 2 Văn 7

2. Bản đặc tả đề kiểm tra

TT

Kĩ năng

Đơn vị kiến thức / kĩ năng

Mức độ nhận thức

Số câu hỏi

theo mức độ nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

1

Đọc hiểu

Truyện ngụ ngôn

Nhận biết:

- Nhận biết được đề tài, chi tiết tiêu biểu của văn bản.

- Nhận biết được ngôi kể, đặc điểm của lời kể trong truyện.

- Nhận diện được nhân vật, tình huống, cốt truyện, không gian, thời gian trong truyện ngụ ngôn.

Thông hiểu:

- Tóm tắt được cốt truyện.

- Nêu được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc.

- Phân tích, lí giải được ý nghĩa, tác dụng của các chi tiết tiêu biểu.

- Trình bày được tính cách nhân vật thể hiện qua cử chỉ, hành động, lời thoại; qua lời của người kể chuyện.

- Giải thích được ý nghĩa, tác dụng của thành ngữ; chức năng của liên kết và mạch lạc trong văn bản.

Vận dụng:

- Rút ra được bài học cho bản thân từ nội dung, ý nghĩa của câu chuyện trong tác phẩm.

- Thể hiện được thái độ đồng tình / không đồng tình / đồng tình một phần với bài học được thể hiện qua tác phẩm

3TN

 

5TN

 

2TL

 

 

2

Viết

 Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống (trình bày ý kiến tán thành)

Nhận biết:

Thông hiểu:

Vận dụng:

Vận dụng cao: Viết được bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống trình bày rõ vấn đề và ý kiến của người viết; đưa ra được lí lẽ rõ ràng và bằng chứng đa dạng

1TL*

1TL*

1TL*

1TL*

Tổng số câu hỏi

 

3 TN

1TL*

5TN

1TL*

2TL

1TL*

1TL*

Tỉ lệ %

 

20%

40%

30%

10%

Tỉ lệ chung

 

60%

40%

3. Đề kiểm tra


        UBND...

TRƯỜNG THCS...

___________

ĐỀ CHÍNH THỨC

KIỂM TRA GIỮA KÌ II NĂM HỌC 2022 – 2023

Môn: Ngữ văn – Lớp 7

Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian phát đề)

Đề gồm có 02 trang

I. PHẦN ĐỌC (6.0 điểm)    

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

ẾCH NGỒI ĐÁY GIẾNG

Có một con ếch sống lâu ngày trong một giếng nọ. Xung quanh nó chỉ có vài con nhái, cua, ốc bé nhỏ. Hằng ngày nó cất tiếng kêu ồm ộp làm vang động cả giếng, khiến các con vật kia rất hoảng sợ. Ếch cứ tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng chiếc vung và nó thì oai như một vị chúa tể.

Một năm nọ, trời mưa to làm nước trong giếng dềnh lên, tràn bờ, đưa ếch ta ra ngoài.

Quen thói cũ, ếch nghênh ngang đi lại khắp nơi và cất tiếng kêu ồm ộp. Nó nhâng nháo đưa cặp mắt nhìn lên bầu trời, chả thèm để ý đến xung quanh nên đã bị một con trâu đi qua giẫm bẹp.

(Theo Minh Hạnh và Phan Hồng Sơn,

SGK Ngữ văn 6, tập 1, NXB Giáo dục, 2005)

Chọn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất từ câu 1 đến câu 8 (mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm)

Câu 1: Văn bản “Ếch ngồi đáy giếng” thuộc thể loại nào?

A.      Truyện cổ tích

B.      Truyện đồng thoại

C.      Truyện ngụ ngôn

D.      Truyện khoa học viễn tưởng

Câu 2: Không gian chủ yếu của truyện diễn ra ở đâu?

A.      Xung quanh cái giếng bé nhỏ

B.      Bên trong và bên ngoài giếng

C.      Cái giếng và bầu trời

D.      Cái giếng và các con nhái, cua, ốc

Câu 3: Phương tiện liên kết nào đã được sử dụng trong các câu văn sau: Có một con ếch sống lâu ngày trong một giếng nọ. Xung quanh nó chỉ có vài con nhái, cua, ốc bé nhỏ.”?

A.      Từ ngữ nối

B.      Từ ngữ lặp lại

C.      Từ ngữ thay thế

D.      Từ ngữ liên kết

Câu 4: Thành ngữ nào sau đây có thể dùng để thể hiện thái độ của “ếch” qua suy nghĩ “Ếch cứ tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng chiếc vung và nó thì oai như một vị chúa tể.”?

A.      Coi trời bằng vung

B.      Oai phong lẫm liệt

C.      Trời cao đất dày

D.      Chuyện bé xé ra to


Câu 5: Vì sao khiến “ếch” tưởng nó oai như vị chúa tể? Điều đó thể hiện tính cách gì của nó?

A. Tiếng kêu của ếch khiến các con vật khác đều hoảng sợ; thể hiện tính kiêu ngạo.

B. Các con vật sống chung quanh ếch đều rất bé nhỏ; thể hiện tính ham hư danh.

C. Không gian trong giếng quá chật hẹp; thể hiện sự tự tin vào năng lực bản thân.

D. Ếch sống quá lâu trong giếng, chưa ra ngoài; thể hiện sự thiếu hiểu biết.

Câu 6: Vì sao ếch ra khỏi giếng?

A. Vì ếch chán ghét cuộc sống nhỏ hẹp bên trong lòng giếng.

B. Vì ếch muốn thay đổi môi trường sống, muốn được mở rộng tầm mắt.

C. Vì một tình huống tình cờ mà ếch không hề được báo trước.

D. Vì lòng giếng không còn đủ chỗ cho sự phát triển của ếch.

Câu 7: Tình huống truyện trong câu chuyện trên thuộc kiểu tình huống gì?


A.    Tình huống mâu thuẫn, kịch tính

B.    Tình huống gây cấn, hồi hộp.

C.    Tình huống bất ngờ, hài hước.

D.    Tình huống hoang đường, phi lý

Câu 8: Chi tiết nào không phải là hành động thể hiện tính cách của ếch?

A.                Ếch cất tiếng kêu ồm ộp làm vang động cả giếng khiến các con vật khác hoảng sợ.

B.                 Ếch cứ tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng chiếc vung và nó thì oai như một vị chúa tể.

C.                Quen thói cũ, ếch nghênh ngang đi lại khắp nơi và cất tiếng kêu ồm ộp.

D.                Ếch nhâng nháo đưa cặp mắt nhìn lên bầu trời, chả thèm để ý đến xung quanh

Câu 9: Ghi lại trình tự diễn biến sự việc sao cho hợp lý với cốt truyện của văn bản trên (ghi số 1, 2, 3, 4 ở cột “Trình tự”) – 1 điểm:

Sự việc

Trình tự

a. Ếch cứ tưởng bầu trời bé bằng cái vung và nó oai như một vị chúa tể.

 

b. Ếch sống lâu ngày trong giếng và tiếng kêu của nó khiến các con vật hoảng sợ

 

c. Ếch vẫn đi lại nghênh ngang như khi ở trong giếng nên bị trâu giẫm bẹp

 

d. Mưa to, nước dềnh lên và đưa ếch ra khỏi giếng.

 

Câu 10 (1,0 điểm: Nêu ít nhất 2 bài học mà em rút ra từ câu chuyện.

Câu 11 (0,5 điểm): Qua truyện “Ếch ngồi đáy giếng”, có ý kiến cho rằng: môi trường sống ảnh hưởng đến nhận thức của mỗi người. Em có đồng ý không? Vì sao?

II. PHẦN VIẾT (4.0 điểm)

Chọn một trong hai đề bài sau:

Đề 1: Ham mê trò chơi điện tử sẽ khiến học sinh sao nhãng học tập và còn phạm những sai lầm khác.”

Viết bài văn trình bày sự tán thành của em về ý kiến trên.

Đề 2: Viết bài văn kể lại một sự việc có thật về nhân vật lịch sử mà trường em được mang tên.

-------------- HẾT -----------------

 

        UBND...

TRƯỜNG THCS...

___________

ĐỀ CHÍNH THỨC

HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA KÌ II

NĂM HỌC 2022 – 2023

Môn: Ngữ văn – Lớp 7

 

 

Phần

Yêu cầu

Điểm

 

Phần I: Đọc

 

6,0đ

 

Trắc nghiệm

Từ câu 1 đến câu 8: mỗi câu trả lời đúng 0,5 điểm

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

Đáp án

C

B

C

A

A

C

C

B

4,0 đ

 

Câu 9: b.1; a.2; d.3; c.4

Hướng dẫn chấm: Mỗi kết hợp đúng đạt 0,25

 

 

Trắc nghiệm tự luận

Câu 10: HS có thể đưa ra nhiều bài hoc khác nhau được rút ra từ truyện như:

- Không nên huênh hoang, kiêu ngạo, coi mình là nhất.

- Phải biết khiêm tốn, chịu khó học hỏi để mở rộng tầm hiểu biết để thích nghi với hoàn cảnh mới

Hướng dẫn chấm: HS nêu ít nhất 2 bài học về nhận thức hoặc hành động thì đạt 1,0 điểm; nêu được 1 ý thì đạt 0,5 điểm.

1,0 đ

 

Câu 11:

-          Đồng ý hoặc không đồng ý; vừa đồng ý vừa không đồng ý: 0,5đ

-          Có cách lý giải hợp lý: 0,5đ

0,5 đ

 

Phần II:

Viết – đề 1

Làm văn: Đây là dạng câu hỏi kiểm tra kiến thức và kĩ năng hình thành văn bản nên học sinh cần đảm bảo yêu cầu về hình thức bài văn; bố cục hợp lí, logic; đảm bảo các yêu cầu về diễn đạt, dùng từ, chính tả; biết trình bày rõ vấn đề và ý kiến tán thành; đưa ra được lí lẽ rõ ràng và bằng chứng đa dạng

4,0 đ

 

a) Đảm bảo yêu cầu về hình thức bài văn: đủ 3 phần mở bài, thân bài, kết bài.

0,25

 

b) Xác định đúng yêu cầu kiểu bài: trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống (trình bày ý kiến tán thành)

0,5

 

c) Triển khai nội dung nghị luận: Học sinh cần biết trình bày rõ vấn đề và ý kiến tán thành; đưa ra được lí lẽ rõ ràng và bằng chứng đa dạng.

2,5

 

- Vấn đề trò chơi điện tử của các bạn học sinh hiện nay và các ý kiến xung quanh vấn đề này.

0,5

 

- Bày tỏ quan điểm tán thành với ý kiến: Ham mê trò chơi điện tử sẽ khiến học sinh sao nhãng học tập và còn phạm những sai lầm khác.

0,25

 

- Đưa ra lí lẽ và bằng chứng:

+ Dành nhiều thời gian cho trò chơi điện tử sẽ dẫn đến việc không có thời gian để học bài, làm bài.

+ Nhiều bạn còn thức đêm để chơi nên dẫn đến tình trạng thiếu ngủ, uể oải trong giờ học, thiếu tập trung, ngủ trong giờ… nên không tiếp thu được kiến thức.

+ Nhiều bạn ham chơi, không kiểm soát được thời gian nên bỏ học, trốn học để đi chơi.

+ Ngoài sao nhãng học tập, có thể gây ra những vi phạm khác như: trộm cắp để có tiền chơi điện tử, gây ra hành vi bạo lực do mâu thuẫn từ việc chơi điện tử và còn nhiều vi phạm nghiêm trọng khác

HS có thể nêu ít nhất 3 lý lẽ, có ít nhất một dẫn chứng cụ thể

1,5

 

- Khẳng định lại sự tán thành ý kiến

0,25

 

d) Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt.

0,25

 

e) Sáng tạo: có cách diễn đạt lôgic, lập luận chặt chẽ, thuyết phục.

0,5

 

* Lưu ý: Trên đây chỉ là những gợi ý mang tính định hướng chung. Giáo viên căn cứ vào những bài làm cụ thể của học sinh, linh hoạt chấm điểm cho phù hợp, khuyến khích những bài làm có tính sáng tạo.

Phần II:

Viết – đề 2

Làm văn: Đây là dạng câu hỏi kiểm tra kiến thức và kĩ năng hình thành văn bản nên học sinh cần đảm bảo yêu cầu về hình thức bài văn; bố cục hợp lí, logic; đảm bảo các yêu cầu về diễn đạt, dùng từ, chính tả; biết trình bày rõ nhân vật lịch sử và sự việc có thật.

4,0 đ

 

a) Đảm bảo yêu cầu về hình thức bài văn: đủ 3 phần mở bài, thân bài, kết bài.

0,25

 

b) Xác định đúng yêu cầu kiểu bài: kể lại sự việc có thật về vua Lê Thánh Tôn

0,5

 

c) Triển khai nội dung: Học sinh cần biết trình bày rõ về vua Lê Thánh Tôn và sự việc có thật liên quan đến nhân vật.

2,5

 

- Giới thiệu nhân vật: tên, tiểu sử, vị trí – vai trò, thành tựu

0,25

 

- Giới thiệu sự việc: tên sự việc, thời gian, địa điểm diễn ra sự việc

0,25

 

- Trình bày diễn biến sự việc:

+ Sự việc bắt đầu

+ Sự việc phát triển

+ Sự việc kết thúc

Trong khi kể, Hs cần sử dụng yếu tố miêu tả

1,5

 

- Nêu ý nghĩa của sự việc: ảnh hưởng của sự việc đến nhân vật, đến xã hội ngay tại thời điểm sự việc xảy ra

0,25

 

- Suy nghĩ và ấn tượng của người viết: bài học mà người viết rút ra từ sự việc.

0,25

 

d) Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt.

0,25

 

e) Sáng tạo: có cách diễn đạt lôgic, lập luận chặt chẽ, thuyết phục.

0,5

 

* Lưu ý: Trên đây chỉ là những gợi ý mang tính định hướng chung. Giáo viên căn cứ vào những bài làm cụ thể của học sinh, linh hoạt chấm điểm cho phù hợp, khuyến khích những bài làm có tính sáng tạo.

 


Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn

Liên kết

Quảng cáo