MỖI CLICK VÀO QUẢNG CÁO SẼ GIÚP CHÚNG TÔI PHỤC VỤ CÁC BẠN TỐT HƠN

Khung kế hoạch giáo dục của nhà trường

Để xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường hiệu quả, phù hợp với tình hình thực tiễn, nhà trường có thể tham khảo khung kế hoạch giáo dục của nhà trường gợi ý dưới dây:

I. Căn cứ xây dựng kế hoạch (Các hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học; kế hoạch thời gian năm học đo UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định và ban hành; các văn bản pháp lí liên quan...)

II. Đặc điểm, điều kiện thực hiện chương trình năm học

1. Đặc điểm tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục địa phương

2. Đặc điểm nhà trường (Đặc điểm HS; đặc điểm đội ngũ CBQL, GV, nhân viên trong nhà trường; đặc điểm cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của nhà trường...)

Khung kế hoạch giáo dục của nhà trường
Khung kế hoạch giáo dục của nhà trường

III. Mục tiêu giáo dục năm học của nhà trường

1. Mục tiêu chung (Dựa trên mục tiêu chung được quy định trong chương trình và đặc điểm, điều kiện thực tiễn nhà trường)

2. Các chỉ tiêu cụ thể (Chỉ tiêu về số lượng, chất lượng đối với từng khối/ lớp/ HS/ GV; chỉ tiêu về số lượng, chất lượng các môn học và hoạt động giáo dục thực hiện trong nhà trường)

IV. Khung kế hoạch thời gian thực hiện chương trình năm học và kế hoạch dạy học các môn học, hoạt động giáo dục

1. Khung kế hoạch thời gian thực hiện chương trình năm học 20… - 20….

Thực hiện quyết định số ……/QĐ-UBND ngày ….. của Chủ tịch UBND tỉnh/ thành phố về Kế hoạch thời gian năm học ….. đối với giáo dục trung học.

Số tuần trong năm học: 35 tuần, từ ngày…………đến ngày…………..; trong  đó; - Học kì I: Từ ngày…….đến ngày……… - Học kì II: Từ ngày…………đến ngày…………… Kế hoạch phân phối thời gian thực hiện chương trình môn học và hoạt động giáo dục

năm học 20… - 20…. (Tham khảo hướng dẫn xây dựng tại mục 1.3)

2. Kế hoạch dạy học các môn học/ hoạt động giáo dục của khối/ lớp

- Kế hoạch dạy học các môn học/ hoạt động giáo dục của các tổ chuyên môn theo khối lớp (tham khảo phụ lục 1, phụ lục 2 công văn 5512/BGDĐT-GDTrH ngày 18/12/2020)

- Kế hoạch tổ chức các hoạt động tập thể, câu lạc bộ… (nếu có)

3. Kế hoạch huy động, bố trí và sử dụng các nguồn lực để tổ chức thực hiện, bảo đảm khả thi, chất lượng, hiệu quả các hoạt động giáo dục

V. Giải pháp thực hiện

1. Giải pháp 1:…………

2. Giải pháp 2: …………

VI. Tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường

1. Hiệu trưởng

2. Phó hiệu trưởng

3. Tổ trưởng chuyên môn

4. Giáo viên, nhân viên

VII. PHỤ LỤC

Nơi nhận:                                                                                 HIỆU TRƯỞNG

* Lưu ý:

Khung kế hoạch giáo dục của nhà trườngGV đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường như: (1) GV tham gia đóng góp ý kiến để xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường; (2) GV là người trực tiếp thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường; (3) GV là người phối hợp với các lực lượng giáo dục thực hiện có hiệu quả kế hoạch giáo dục đã ban hành; (4) GV trực tiếp đánh giá hiệu quả của kế hoạch giáo dục từng năm, đề xuất thay đổi cho phù hợp. Vì vậy GV cần có hiểu biết về những định hướng, quan điểm mới trong chương trình GDPT tổng thể cũng như chương trình môn học mình phụ trách; chủ động xây dựng kế hoạch của cá nhân để thực hiện chương trình GDPT theo kế hoạch của tổ/nhóm chuyên môn và của nhà trường.

- Các trường THCS cần chủ động chuẩn bị cho công tác thực hiện chương trình GDPT mới như: Chuẩn bị mọi điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị để phục vụ cho chương trình dạy lớp 6 trong năm học tới; lập kế hoạch lựa chọn đội ngũ GV có đầy đủ các yếu tố đáp ứng nhu cầu dạy học theo chương trình GDPT mới; tổ chức tập huấn, sinh hoạt chuyên đề, sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học để GV nâng cao phương pháp dạy học theo hướng phát triển phẩm chất năng lực HS; tiếp tục cử CBQL, GV cốt cán tham gia các lớp tập huấn do Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức.

Nguồn: TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN PHỔ THÔNG CỐT   CÁN - MODULE 4

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn

Liên kết

Quảng cáo